Tập làm văn lớp 9

TN

Giup minh bài văn này voi đề là nhập vai ng lính trong bài đồng chí

KD
30 tháng 10 2016 lúc 22:36

Các bạn! Hòa bình đất nước được lặp lại, tôi là người may mắn trong số những người lính được trở về quê hương, sau những ngày kháng chiến gian lao, đứng giữa sự sống và cái chết. Đến bây giờ được sống trong hòa bình, độc lập, trong lòng tôi vẫn luôn khao khát được một lần về thăm quê của bạn, quê người đồng chí của tôi.

Cuộc gặp gỡ trò chuyện của những người lính.

Tôi là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, cha mẹ tôi là những người nông dân vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, sống trên một vùng quê khó khăn ” đất cày lên sỏi đá”, tôi luôn mong muốn quê mình giàu có, đẹp hơn nữa. Cuộc kháng chiến vừa bắt đầu, tôi lại xin nhập ngũ. Rời quê hương lên đường, tôi nghĩ trong thời gian tới nhất định tôi sẽ lập được nhiều công lớn giúp ích cho nhân dân? tôi bây giờ đã trở thành một người lính ư? tôi có thể cầm súng chiến đấu ư? thật hạnh phúc biết bao.

Vào quân đội tôi được cử lên Việt Bắc – nơi chiến trường khốc liệt nhất của chiến tranh. Ngày ra quân, hành quân trên đường đi đến Việt Bắc tôi mới thấy sự cực nhọc, vất vả của những người kính cụ hồ, đến nơi, nhũng người lính đi trước chúng tôi hai ngàu đã nghĩ sẵn ở đó. Nổi bật trong số đó, người có thiện cảm với tôi từ lần đầu tiên là một anh lính trạc bằng tuổi tôi, dáng người cao cao, trông thật nhanh nhẹn, như một phản xạ, tôi nhanh chóng đến bắt chuyện với anh.

– Chào cậu!

– Ừ! chào bạn!

Anh ấy có vẻ hơn ngại ngùng, chỉ cười gượng. Như đã được định sẵn tôi với anh cùng chung một tiểu đội mang tên BK107. Đêm về tôi không sao ngủ được lại càng nôn nao muốn kết bạn với anh lính trẻ. Tôi sát lại gần anh, thở một hơi thật mạnh, nói thủ thỉ:

– Chiến tranh ác liệt nhỉ?

Người con trai ấy hơi sững sờ, chắc là tại vì tôi quá tự tin. Không sao, tôi là người như vậy mà, tôi cười một mình. Mở tròn mắt nhìn anh với vẻ mặt y như một đứa trẻ đòi quà, tôi mong nhận được câu trả lời. Có vẻ lần này anh ấy đỡ ngại hơn.

– Cậu ở đâu lên vậy? chắc ngoài Bắc hả?

– Vâng, tớ ở xuôi lên, tớ muốn nước mình độc lập lắm! còn cậu, cậu ở đâu?

Câu chuyện dần cởi mở và tự nhiên hơn.

Mình ở Nam Định, vùng ” nước năm đồng chua”, khổ lắm! Con người chân lấm tay bùn.

Vậy là từ hai người xa lại chũng tôi đã trò chuyện và quen nhau, ngày cùng nhau làm nhiệm vụ, tối đắp chung chăn. Đứng cạnh bên nhau, nhìn về phía xa xa, tôi và người lính ấy mong sao hòa bình được lặp lại, chiến tranh kết thúc. Nếu không có chiến tranh thì chắc chắn sẽ không có những giọt máu rơi xuống, sẽ không có những giọt nước mắt rơi xuống, tiếng khóc chờ chồng, chờ cha.

Cuộc gặp gỡ lần đầu của chúng tôi tuyệt biết bao! Ngày hôm nay gặp lại người anh em ấy, chúng tôi đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm xưa, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, sao ngày ấy dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà chúng tôi vẫn luôn nở nụ cười trên môi, kết thúc tuổi thanh xuân trong chiến tranh, chúng tôi ngày càng già đi, tóc bạc phơ mái đầu, nhưng sự hi sinh của chúng tôi thật là đáng. Tôi giở cuốn ảnh lưu giữ tình bạn ra xem, cùng hàn huyên đủ chuyện trên đời, tình đồng chí

Được gặp lại nhau trong hòa bình, tình bạn xưa dâng trào trong trái tim mỗi chúng tôi, chiến tranh đi qua nhưng mọi thứ ngày ấy vẫn còn diễn ra trước mắt chúng tôi. Làm sao chúng tôi quên được nhau, quên được tình bạn ấy, thật tuyệt vời!

Bình luận (0)
DT
1 tháng 11 2016 lúc 18:42

Gợi ý làm bài:

I. Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ và câu chuyện kể (tham khảo đề Tưởng tượng gặp người lính lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính").

II. Thân bài:
- Ấn tượng của em về người lính mà em gặp.
- Câu chuyện của người lính:
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí: Bước vào đời lính là những chàng trai áo vải chân đất, xuất thân từ những vùng quê nghèo đồng chua nước mặn, đất cày lên sỏi đá. Từ những con người xa lạ không hẹn mà quen nhau. Đất nước mất chủ quyền, nhiệm vụ chung cao cả đó là đánh giặc, giải phóng quê hương nên rất nhanh chóng những anh lính trẻ gần gũi, sát cánh bên nhau, cùng chịu đựng, chia sẻ những khó khăn gian khổ. Tình đồng chí thiêng liêng được hình thành từ đó.
+ Những biểu hiện của tình đồng chí: Người lính hiểu tâm tư, tình cảm của nhau. Tài sản lớn nhất của người nông dân là ruộng nương, nhà cửa nhưng mặc kệ, ra đi đầu không ngoảnh lại, dù không hẹn ngày về cũng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Xa nhà, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mẹ già, nhớ vợ con, nhớ người yêu ... tất cả phải gác lại. Ra đi là để giành đất nước, ra đi là để giải phóng quê nhà. (Có thể dẫn chứng: ... Đã là lính cụ Hồ thì người lính nào cũng thế. Như đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm cách mạng từ những ngày đầu chống Pháp. Cha bị Pháp tra tấn, chém đầu, vợ bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò phải chịu cực hình dã man đến chết. Nén đau thương, đại tướng đã chỉ huy làm nên kì tích cho dân tộc. Đó là tấm gương anh hùng của người lính cụ Hồ mà ai cũng biết. Còn bao nhiêu người vô danh như thế!). Vào quân ngũ, thiếu thốn, gian khổ, hi sinh nhưng lính luôn trẻ trung, yêu đời. Người áo rách, người quần vá chằng chịt. Thời tiết giá lạnh, rừng sâu, nước độc. Những cơn sốt rét hoành hành, trụi cả tóc... Không hề chi. Có tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm làm nên sức mạnh để chiến đấu. Chỉ một cái "nắm tay", không cần lời hoa mĩ đã là sức mạnh ghê gớm, đạp bằng mọi gian khổ hi sinh.
- Suy nghĩ của em khi nghe câu chuyện:
+ Họ là những người lính anh hùng trong chiến đấu và chất phác, hiền lành, thắm thiết, nghĩa tình trong cuộc sống hàng ngày.
+ Họ là những thanh niên có lí tưởng cao cả và lạc quan, tin tưởng vào lí tưởng.
+ Nhờ họ, chúng ta mới có đất nước hôm nay.

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em khi được gặp gỡ người lính, rút ra bài học cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
GX
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết