Văn bản ngữ văn 8

DL

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô tất tố và tác phẩm "tắt đèn "

TS
7 tháng 12 2018 lúc 20:38

Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...

Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.



Bình luận (0)
NH
7 tháng 12 2018 lúc 20:39

NGÔ TẤT TỐ

- Năm sinh, mất: 1894 - 1954

- Quê: Làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

- Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

- Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình".

- Ông có các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân, Thục Điểu, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...

- Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

TẮT ĐÈN

- Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937).

- Nội dung: cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam.

- Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tần lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo.

Bình luận (0)
TP
7 tháng 12 2018 lúc 20:46

Nhà văn Ngô Tất Tố quê ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình".

Ông có các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân, Thục Điểu, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...

Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

* Giải thưởng: Nhà văn Ngô Tất Tố nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

Thơ và tình (năm 1940, dịch thơ Trung Quốc) Lão Tử, Mặc Tử (năm 1942) Doãn Thanh Xuân (năm 1946-1954, dịch, truyện ngắn) Tập án cái đình (năm 1939, Phóng sự) Địa dư Việt Nam; Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác; Đóng góp (năm 1951) Việc làng (phóng sự, năm 1940-1941, báo Hà Nội tân văn), (1941, Mai Lĩnh xuất bản) Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, năm 1942, báo Đông Pháp) Địa dư các nước châu Âu (năm 1948, biên soạn chung) Thi văn bình chú (năm 1941, tuyển chọn, giới thiệu) Ngô Tất Tố - Toàn tập (5 tập, năm 1996, Nxb Văn học) Tắt đèn (tiểu thuyết, năm 1937, báo Việt nữ), (1939, Mai Lĩnh xuất bản) Ngô Việt Xuân Thu; Hoàng Hoa Cương (năm 1929, dịch) Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Đề Thám (năm 1935, truyện ký lịch sử) Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, năm 1939-1944, báo Thời vụ), (1952, Mai Lĩnh xuất bản) Kinh dịch (năm 1953, chú giải) Đường thi (năm 1940, sưu tầm, chọn và dịch) Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (năm 1942, nghiên cứu, giới thiệu) Suối thép; Trước lửa chiến đấu; Trời hửng; Duyên máu (dịch, năm 1946) Địa dư các nước châu Á, châu Phi (năm 1949, biên soạn chung) Ngô Tất Tố và tác phẩm (2 tập, năm 1971, 1976, Nxb Văn học) Ngô Tất Tố - Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, năm 2005, Nxb Hội nhà văn - Công ty văn hóa Phương Nam)

Về tác phẩm " Tắt đèn " :

Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937).[1]Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
II
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết