Điều này phải dùng thuyết lục địa trôi dạt để giải thích. Kỷ Hàn vũ cách đây khoảng 570 triệu năm về trước, ở Nam bán cầu đã hình thành lục địa cổ Wangana rộng lớn, Châu Nam Cực và Châu Nam Mỹ, châu Phi, Châu Úc và lục địa Ấn Độ liền với nhau làm một. Mặc dù lục địa Bắc bán cầu lúc tách, lúc nhập, nhưng lục địa ở Wangana ở Nam bán cầu liền thành một dải trong một thời gian dài. Tình hình đó được duy trì mãi đến kỷ Đá vôi, Nhị điệp ở đại Cổ sinh.
Hồi đó trên lục địa cổ khí hậu ấm áp, xác cây cối có điều kiện thích hợp để hình thành mỏ than. Mỏ than Wangana ở Châu Nam Cực được hình thành ở thời kỳ đó. Bắt đầu từ đại Trung sinh, lục địa cổ Wangana bị tách ra và trôi dạt, kỷ Chu la của đại Trung sinh Châu Nam Cực trôi ngược lên phía bắc, đến đại tân sinh Châu Úc tách khỏi Châu Nam Cực trôi về phía đông bắc đến vị trí ngày nay, lục địa ấn độ trôi về phía bắc nối liền với mảng Á – Âu, còn Châu Nam Cực trôi về phía nam đến vị trí gần với Nam Cực như hiện nay và trở thành lục địa băng giá nhất trên Trái Đất.
Các loại khoáng sản (như than đá, sắt, vàng, đồng… gồm hơn 200 loại) dưới đất Nam Cực cũng trôi đến đây để cố định và trở thành mục tiêu đeo đuổi của các nhà thám hiểm. Do đó muốn tìm hiểu sự hình thành khoáng sản của Châu Nam Cực thì phải tìm hiểu lịch sử địa chất của Châu Nam Cực. Ngoài ra khảo sát các vùng như Châu Úc, Châu Phi và Ấn Độ chúng ta có thể phát hiện, về kết cấu địa tầng, Châu Nam Cực rất giống với chúng. Mối quan hệ huyết thống này là điều chứng minh tốt nhất cho sự trôi dạt của các lục địa. Vì vậy mỏ than dưới đất Châu Nam Cực không hề liên quan gì với khí hậu giá rét ngày nay ở đó.