Văn bản ngữ văn 8

NA

Giải thích nhận định " Tiểu thuyết Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm là linh hồn của nhân vật có giá trị hiện thực . Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 "

NM
5 tháng 1 2019 lúc 22:22

1. Mở bài.

- Gt khái quát về tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định

- Hình tượng trung tâm là hình tượng nhân vật điển hình, tiêu biểu không chỉ trong tác phẩm đó mà còn cho một thời kì, một giai đoạn văn học.

- Tại sao hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng nhân vật trung tâm - linh hồn của tác phẩm, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trước cách mạng:

+ Vì chị Dậu mang những đẹp phẩm chất của người phụ nữ: đảm đang, yêu chồng thương con, giàu đức hi sinh, đặc biệt là có sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

+ Thông qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã kí thác, gửi gắm được nhiều bài học, giá trị về cả tư tưởng và nghệ thuật.

b. Chứng minh.

* Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng thương con, đảm đang tần tảo.

- Chị Dậu lo chạy vạy nộp sưu thuế, cáng đáng công việc trong nhà khi anh Dậu ốm.

- Chị Dậu chăm sóc con, hi sinh (để mình nhịn đói) còn dành phần cho con...

- Chị Dậu đành dứt ruột bán con bán chó để cứu chồng. Thậm chí lên thành phố làm vú em (bán sữa) để có thể lo toan cho cả gia đình,...

* Chị Dậu có sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ:

- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy được tinh thần đấu tranh phản kháng của chị Dậu: Khi bọn cai lệ vào thúc sưu, dọa đánh trói anh Dậu ngay lúc anh ốm đau, chị từ nhún nhường hạ mình đến đứng ngang hàng thách thức rồi đánh trả bọn người nhà lí trưởng.

- Khi chị phải dứt lòng bán con, để có tiền nộp sưu cứu anh Dậu ra. Rồi chị cũng phải lên thành phố làm thuê, làm vú em cho một cụ già đã 80 tuổi. Chị bị lão sàm sỡ, chị đã phá toang cửa, chạy trốn. Hành động của chị là hành động phá toang bóng tối. Mặc dù bóng tối bao trùm lấy chị, tối như cái đêm 30 tết, tối đất tối trời, tối đen như cái tiền đồ của chị.

c. Đánh giá:

- Hình tượng nhân vật chị Dậu mang đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam những năm 1930 - 1945.

- Hành động và tính cách của chị phản kháng dù chỉ ở mức độ tự phát nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Ngô Tất Tố đã thể hiện sự vận động trong ý thức của người nông dân, gia nhập vào đoàn quân cách mạng có lá cờ đỏ thắm...

=> Hình tượng nhân vật chị Dậu là tiêu biểu, nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn.

3. Kết bài.

Cảm nghĩ về nhân vật cj Dậu

Bình luận (0)
KH
3 tháng 1 2019 lúc 20:46

#THAM KHẢO

Chị Dậu là một người phụ nữ nghèo khổ, đau khổ. Một gia đình hai vợ chồng và 3 đứa con thơ. Cày thuê, cuốc mướng " đầu tắt mặt tối" quanh năm mà vẫn " cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc". Mấy gian nhà gianh như một túp lều trống không. Sau hai cái tang mẹ chồng và đứa em chồng, gia đình chị Dậu trở nên thành "hạng cùng đinh". Tai họa dồn dập. Giữa ngày mà mà trong nhà không có một hạt gạo, mấy đứa con thơ chỉ biết ăn khoai, nhá rễ khoai. Hai suất sưu của chồng và đứa em chồng đã chết, cái "món nợ nhà nước" ấy là tai họa khủng khiếp nhất giáng xuống đầu gia đình chị Dậu, bản thân chị Dậu. Vì cái tội thiếu sưu, " chết cũng không trốn được món nợ nhà nước", mà anh Dậu bị lí trưởng làng Đông Xá " bắt trói như chói chó làm thịt". Chị Dậu là một tội đồ đáng thương, xin nới lỏng dây trói cho chồng, chị liền bị tên cai lệ " đánh đấm túi bụi". Xin khất sưu cho chồng thì bị tên cai lệ " tát đánh bôm bốp" vào mặt và " bịch mấy bịch vào ngực". Lúc thì bị bọn cường hào bắt trói giải huyện. Lúc thì bị vợ chồng Nghị Quế bắt bí, mua rẻ đứa con và ổ chó. Xin cái triện đóng vào văn tự bán con mà chị Dậu phải cấy không công cho cụ lí một mẫu ruộng, Đau khổ nhát của chị Dậu là phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế với giá một đồng bạc để nộp sưu cho chồng. Nhục nhã nhất, chị đã bị tri phủ Tư Ân và cụ cố Thượng xâm phậm đến phẩm giá, nhân phẩm. Có điều kì lạ là người đàn bà nhà quê này, tuy phải đổ nhiều nước mắt, nhiều tiếng thở dài... nhưng đã đứng vững trước bao thử thách, tai họa. Ngô Tất Tố bằng tấm lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật chị Dậu bao tình thương xót và cảm thông chứa chan.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ đảm đang, đôn hậu. Mấy lần chị nhẫn nhục cất tiếng van xin cụ lí, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nới dây lỏng dây trói cho chồng, xin khất sưu cho chồng vì muốn chồng bớt đau bớt khổ. Mấy lần chị Dậu mồ hôi và nước mắt thánh thót xin vợ chồng Nghị Quế " gión tay làm phúc" mua đứa con và ổ chó... Tất cả vì lòng thương chồng và thương con " Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" là một cảnh tượng cảm động của người vợ hiền thảo trong cái gia đình Việt Nam xưa nay "Tay bưng chén muối địa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

Trước cảnh chồng bị bắt giam, bị trói đánh thập tử nhất sinh, chị Dậu chạy ngược chạy xuôi đi vay mượn, bòn mót bán gánh khoai, bán con, bán chó. Bán con dù đau đớn như "đứt ruột", nhưng đó là một giải pháp tình thế để cứu chồng qua tai họa trước mắt. Tình thương chồng của chị Dậu gắn liền với tình thương con không thể nào kể xiết. Một củ khoai chị cũng nhịn nhường lại cho con. Trước khi dẫn cái Tí sang nhà " cụ Nghị", lòng chị Dâu tan nát buồn " rũ rượi", nghe các con kêu khóc mà chị " thổn thức". Như một linh hồn đau khổ, tội lỗi, chị Dậu " chùi nước mắt" tự nói với lòng mình : "Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu ! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!". Chị Dậu vừa khóc vừa van xin đứa con gái ngây thơ bị mẹ bán đi... Mỗi tiếng kêu là một nhát dao cắt vào lòng ! Mỗi tiếng kêu là một giọt lệ. Nghe thật não lòng ai oái : "U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì cón cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...". Nỗi thương con, nỗi lo cho tính mạng của chồng là tâm trạng của chị Dậu, vì trong tai họa, chị tự biết hành động bán con của người mẹ là " phải tội với trời", nhưng đó là con đường cùng, vì không có tiền nộp sưu cho chồng chị, bố của đàn con thơ " sẽ chết ở đình chứ không sống được". Qua đó, ta càng thấy rõ, trong bị kích gia đình, trái tim đôn hậu và đức hy sinh của chị Dậu, của người vợ, người mẹ đã bừng sáng lên.

Chị Dậu là một phụ nữ nông dân cứng cỏi, dám đấu tranh chống áp bức, lức nào chị cũng cố " bươm ra, vùng vẫy" để thoát khỏi tai họa. Chị rất nhẫn nhục trong xưng hô với bọn cường hào. Chị tự xưng là "cháu", "nhà cháu". Gọi bọn cai lệ là "ông", "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Khi bị "tát đánh bốp", bị "bịch" vào ngực, khi tên cai lệ " giật phắt cái dây thừng" trong tay tên hầu cận lí trưởng "chạy sầm sập" đến trói anh Dậu, khi anh còn "ốm rề rề", thái độ chị Dậu trở nên quyết liệt. Chị Dậu "xám mặt", "nghiến hau hàm răng" cự lại : "Chồng tôi đau ốm, không được phép hành hạ". Lũ thú dữ lồng lên, chị căm giận thách thức : "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho xem!". "Cháu" đã trở thành " bà"; "ông" đã biến thành "mày". Uy thế bọn cường hào đã bị hạ bệ. Tay thước, roi song, dây thừng của lũ đầu trâu mặt ngựa trở nên vô nghĩa với chị. Chị Dậu đã dũng cảm đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng. Chị đã dạy cho bọn chúng một bài học đích đáng. Chị dậu đã phủ nhận tất cả. Hình ảnh chị Dậu sừng sững hiên ngang. "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."

Có người cho rằng hành động chị Dậu đánh lại bọn cai lệ là hành động phản kháng mang tính chất tự phát. Nhà văn Nguyễn Tuân đã bình luận thật hay : " trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu". Chương "Tức nước vỡ bờ" thật hay. Giọng văn của Ngô Tất Tố tràn đầy niềm vui hả hê. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố rất rõ ràng. Ông lên án chính sách sưu thuế dã man, ông khinh bỉ bọn quan lại thì dâm ô, bọn cường hào thì tham lam, bê tha, độc ác. Ông đã dành cho vợ chồng chị Dậu và đàn con thơ, nhất là cái Tí bao tình thương và lòng trắc ẩn.

Chị Dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu cao thuế nặng, ách áp bức của bọn cường hào địa chủ đã tước đoạt quyền sống làm người của họ. Nhân vật chị Dậu là hiện thân cho bao phẩm chất tốt đẹp của người nữ nông dân như đảm đang, đôn hậu, giàu tình thương chồng , thương con, dũng cảm chống áp bức.

Bức chân dung chị Dậu đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong tiểu thuyết "Tắt đèn". Ta càng cảm thấy " Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra", như Nguyễn Tuân đã nhận xét.

Bình luận (0)
DT
3 tháng 1 2019 lúc 21:22

a) Mở bài:

– Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.

– Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.

b) Thân bài: Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.

– Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.

+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.

+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.

+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.

– Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại… tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.

– Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:

Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng: “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.

– Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.

+ Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.

Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.

c) Kết bài:

Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật:

– Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm…

– Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

– Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

– Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩm có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
EC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết
II
Xem chi tiết