Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

HT

Em hãy trình bày một số thông tin về giai đoạn tiền Cam-bri ở Việt Nam ?

BD
22 tháng 5 2016 lúc 21:05

+ Cách nay khoảng 542 triệu năm.

+ Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum…

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.

+Khí quyển rất ít ô xi.

=>Đây là giai đoạn tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.

Bình luận (0)
NH
1 tháng 9 2016 lúc 19:06

Giai đoạn Tiền Cabri ( cách đây 570 triệu năm):

- Vào thời kì này đại bộ phận nước ta còn là biển

- Các mảng nền cổ là điểm tựa cho sự phát triền lãnh thổ sau này như: Việt Bắc, Kon Tum, S.Mã..

- Sinh vật ít và đơn giản. Khí quyển ít oxi

=> Là giai đoạn tạo lập nên nền móng sơ khai của lãnh thổ nước ta.

 

Bình luận (0)
CH
25 tháng 2 2017 lúc 18:33

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Các đá biến chất cổ nhất nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2,3 tỉ năm. Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm.

- Giai đoạn Tiền Cambri chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở một số nơi, nay là các vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta ở Tây Bắc và Trung Trung Bộ.

- Ở giai đoạn này, các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó sự sống xuất hiện. Tuy vậy các sinh vật trong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thuỷ như tảo, động vật thân mềm.

Bình luận (0)