Kể từ khi Google không còn độc quyền gói dịch vụ Google Mobile Services - GMB trên Android, người dùng Nga có thêm lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Yandex, thị phần của Yandex cũng vì thế có sự tăng tốc đáng kể.
Yandex cũng khá khôn ngoan khi thực hiện nhiều thỏa thuận với các nhà phát triển trình duyệt khác như Opera, Mozilla và Microsoft để đặt Yandex là công cụ tìm kiếm kiếm mặc định.
Trong tương lai gần, Yandex hiện đang có xu hướng phát triển và tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn, theo hướng Amazon của người Nga.
Tại Việt Nam, theo thống kê tháng 11/2018 trên Stat Counter, Google hiện vẫn giữ vị trí số 1 với 95,27% thị phần tìm kiếm. Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về thị phần tìm kiếm là Cốc Cốc với chỉ 2,58%.
Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, từng tồn tại nhiều công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chỉ còn lại một vài sản phẩm tìm kiếm tương đối đặc thù, đó là các trường hợp của Websosanh và Sosanhgia.
Đâu là hướng đi đúng cho các công cụ tìm kiếm Made in Vietnam? |
Theo ông Lê Duy Tiến, thành viên tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong một vài năm tới, nếu không có thay đổi gì đặc biệt, Google vẫn sẽ thống trị thị phần tìm kiếm Việt Nam. Tuy nhiên ông Tiến cũng cho rằng, không hẳn là các công cụ tìm kiếm do người Việt phát triển không có cơ hội vươn lên.
Nhận định về thị trường, vị chuyên gia này cho biết, trong thời gian tới, các công cụ tìm kiếm Việt nên tập trung vào việc phát triển công cụ tìm kiếm trên di động. Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình tìm kiếm theo xu hướng công nghệ mới. Nếu sử dụng các công nghệ tìm kiếm mới, chúng ta vẫn còn có cơ hội, ông Tiến nói.
Lấy ví dụ về điều này, ông Tiến cho biết, Google đang thử nghiệm việc trả kết quả trực tiếp thay vì danh sách các liên kết trên công cụ tìm kiếm. Nếu đi theo hướng này, các công cụ tìm kiếm Việt Nam có thể có cơ hội lớn trong tương lai.