Tập làm văn lớp 7

NT

Em hãy giải thích câu nói của Lê Nin: Học, học nữa, học mãi Bài tập Ngữ văn

khocroi Help Me!khocroi Mai là thi rồi

VT
14 tháng 5 2017 lúc 8:02

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (1)
LP
14 tháng 5 2017 lúc 8:11

Gợi ý:

A. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"
1. Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường...
Học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập súôt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...
2. Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được
3. Học mãi: học không ngừng, học súôt đời
B. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"
1. Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày cáng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn...
C. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
1. Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập...
2. "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niê, học sinh...
3. Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống...

Bình luận (0)
TP
14 tháng 5 2017 lúc 8:44

a. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?

- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

* Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

Bình luận (0)
NN
14 tháng 5 2017 lúc 9:09

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
ND
15 tháng 5 2017 lúc 10:04

Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.

Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta. Chẳng hạn như Kim Đồng, Võ Thị Sáu,...

Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp. Hay là sau khi các trận sóng thần ở Nhật Bản, điều kiện các gia đình giảm sút, các em nhỏ vận ráng lấy sách vở ra học.

Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt. Hay là Cao Bá Quát cũng rất yêu mến việc học, ông dùi mài kinh sử, sửa đổi chữ nghĩa và cũng đã thành tài rất nhanh sau đó. Hay là Bác Hồ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cũng là những tấm gương tiêu biểu cho "Học, học nữa, học mãi".

Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện. Không những thế, chúng ta còn phải tìm ra tình yêu với học, từ đó mới gắn bó lâu dài với nó và có thể "học mãi", thậm chí bạn có thể học đến lúc "nhắm mắt xuôi tay".

Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.

__________________Nguồn: net_______________________________ Đã qua chỉnh sửa!
Bình luận (0)
LH
7 tháng 5 2018 lúc 9:59

Đề: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

Bài làm:

Học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nếu không học tập chúng ta sẽ chỉ là người vô dụng. Học là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức, cần phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Bởi thế, Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói của Lê nin có nghĩa như thế nào? Câu nói có tới ba ý được tách riêng bởi ba dấu phẩy, ngắn gọn như một khẩu hiệu hành động. Học là quá trình lĩnh hội và tiếp thu kiến thức ở trường lớp, sách vở và trong cuộc sống. “Học” là lời thúc giục con người học tập, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Học nữa là học hết trình độ này đến trình độ khác, là tiếp tục học, học thêm nữa. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghỉ. Và “học mãi” đã nâng cao hơn, tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó: mãi học tập, học tập suốt đời. Ba ý trong một câu nói màn tính chất tăng tiến chẳng những thúc giục chúng ta học tập mà còn khẳng định tính chất của công việc này: học tập là công việc lâu dài, chúng ta cần học tập mãi mãi.

Tại sao chúng ta phải học tập? Tại sao phải “học nữa, học mãi”? Bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên, xã hội, giúp chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Có tri thức chúng ta sẽ nhận thức đúng đắn về những hiện tượng và quy luật của tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng vội. Có tri thức, chúng ta khẳng định được bản thân mình, đậu vào trường đại học như mong muốn, ra trường có việc làm ổn định. Từ đó, có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, gia đình và xã hội. Mặt khác chúng ta cần “học nữa” để công việc học tập trở thành công việc suốt đời. Nhất là khi kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, núi này cao đã có núi khác cao hơn, nếu ta bằng lòng với chính mình, ta sẽ lạc hậu, mòn mỏi chạy theo những gì nhân loại đã băng qua. Cần học tập hơn nữa để chuyên sâu hơn lĩnh vực mình đang làm việc để nâng cao trình độ tay nghề, đạt năng suất cao hơn trong công việc. Người cống nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao tay nghề quản lý. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi chúng ta. Học tập không ngừng ta sẽ được trưởng thành ở mọi lĩnh vực.

Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Lê – nin? Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau đó là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Nắm vững, xác định mục đích đúng, ta sẽ học tập có hiệu quả. Công việc học tập không dừng lại trong phạm vi nhà trường. Khi còn là học sinh, chúng ta cần học tập, đó là điều đương nhiên. Đó là thời gian chúng ta dành công sức học tập nhiều nhất. Không chỉ học ở thầy mà còn học hỏi thêm ở bạn bè, không những học ở sách vở mà cần học thêm ở ngoài thực tế cuộc sống. Chúng ta cũng cần có thái độ học tập đúng đắn. Ở trên lớp cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài, bài nào chưa hiểu thì nhờ thầy cô giáo giảng giải thêm. Ở nhà, chúng ta cần học bài, làm bài tập đầy đủ, tìm hiểu bài mới, đọc thêm sách tham khảo. Cần chú ý tự học để tự trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúng ta cũng phải có phương pháp học tập khoa học: học băng sơ đồ tư duy, không nên học tủ, học vẹt. Không nên nhét vào đầu những kiến thức lý thuyết suông mà không biết vận dụng vào thực tế. “Học đi đôi với hành”, cần có sự kết hợp giữa học và hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống… Có như vậy, chúng ta mới có đủ hành trang vững bước vào đời. Chẳng những vậy, ngay cả khi không còn đi học, chúng ta vẫn cần học tập. Học ở đồng nghiệp để tiếp thu kinh nghiệm, học trong sách vở chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, học trong lúc nhàn rỗi để tranh thủ thời gian, học trong khi làm việc để có điều kiện thực hành tốt… Có thể thấy, để làm việc và sống tốt nhất con người phải không ngừng học hỏi, học ở mọi lúc mọi nơi.

Trong thực tế, chính bản thân Lê – nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thế giới và ở nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng… đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Những con người ấy đã học tập suốt đời, học ngay cả trong chốn lao tù hay khi đang ở trên gường bệnh. Và sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng to lớn cho những thành công họ đã đạt được.

“Học, học nữa, học mãi” thực sự là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với học sinh chúng em, hành trang mang theo là lời khuyên đúng đắn chứa đựng tư tưởng tiến bộ của Lê – nin: phải học tập, học tập thêm nữa, học tập suốt đời.

Bình luận (0)
NT
24 tháng 4 2022 lúc 20:47

chịu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CM
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết