Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

TN

Đốt cháy m (g) đơn chất X ( là chất rắn màu đỏ) trong oxi dư thu được chất rắn Y ( chất Y tan trong nước tạo thành một dd axit tương ứng với Y). Cho toàn bộ chất rắn Y vào 500ml dd chứa hh NaOH 0,5M và KOH 1M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd sau phản ứng, làm khô các chất thu được 47,24g chất rắn khan. Tính m

NP
26 tháng 12 2018 lúc 21:32

X rắn đỏ + O2 -> rắn Y + H2O -> dd axit

Vậy Y là oxit axit mà X rắn đỏ chỉ phù hợp là P -> Y là P2O5

nNaOH = 0,25 (mol); nKOH = 0,5 (mol)

Gọi chung 2 bazơ là ROH -> nROH = 0,75 (mol)

MR = (0,25.23 +0,5.39)/(0,25+0,5) = 101/3

*TH1: Nếu là muối R3PO4

P2O5 + 6ROH -> 2R3PO4 + 3H2O

0,125 <- 0,75 -> 0,25

mmuối = 0,25.(3.101/3 + 95) = 49 > 47,24 (loại)

*TH2: Nếu là muối R2HPO4

P2O5 + ROH -> 2R2HPO4 + H2O

0,75 -> 0,375

mmuối = 0,375.(2.101/3 + 96) = 61,25 > 47,24 (loại)

*TH3: Nếu là muối RH2PO4

P2O5 + 2ROH + H2O -> 2RH2PO4

0,75 -> 0,75

mmuối = 0,75.(101/3 +97) = 98 > 47,24 (loại)

Vậy chứng tỏ bazơ ROH ko phản ứng hết. Sản phẩm là R3PO4 và ROH dư

Gọi nROH pư = x

P2O5 + 6ROH -> 2R3PO4 + 3H2O

x/6 <- x -> x/2

nROH dư = 0,75 - x

=> \(\dfrac{x}{3}.\left(3\dfrac{101}{3}+95\right)+\left(0,75-x\right).\left(\dfrac{101}{3}+17\right)=47,24\)

=> x = 0,63 => nP2O5 = x/6 = 0,63/6 = 0,105 (mol)

=> nP = 2nP2O5 = 2.0,105 = 0,21 (mol)

m = mP = 0,21.31 = 6,51 (g)

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
LS
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết