Ôn tập ngữ văn 12

JS

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có những người luôn dè bỉu người khác và cho rằng nếu bản thân làm việc đó chắc chắn sẽ tốt hơn hoặc đôi khi lại xăm soi họ tại sao làm như vậy. Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ. Đặt mình vào vị trí của người khác là cách mà bạn thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn. Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.

(https://thegioitre.vn/9-bai-hoc-cuoc-song-ma-tuoi-tre-phai-ghi-nho-55383.html)

1. Chỉ ra tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích.

2. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ.

3. Anh/ chị hiểu thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn như thế nào?

4. Anh/Chị có cho rằng biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ hay không? Vì sao?

Phần II. Làm văn

Câu 1.

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.

TP
11 tháng 2 2020 lúc 20:39

II)c.1. Câu mở đoạn:
-Nêu dẫn ý: Ông bà ta có câu “Cao nhân tắc hữu cao nhân trị” :(người tài cao thì sẽ có người tài cao hơn trị ).
- Nêu câu trích: “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỉ”.
-Vấn đề cần bàn: Sự kiêu căng, xem thường người khác luôn đem lại những hậu quả không ngờ. Nếu có thành công cũng là thành công một cách “thất bại” của con người ích kỷ.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích:
+Để bản thân mình lên trên người khác là gì? Là luôn xem mình là tài giỏi hơn người khác, từ đó xem thương họ và luôn để cao bản thân mình
+Ích kỉ là gì? Là người chỉ biết sống vì lợi ích bản thân mình mà không quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
+Nghĩa cả câu: đừng bao giờ xem mình là giỏi hơn người mà xem thường họ, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
- Phân tích, chứng minh về ý nghĩa câu nói đối với tuổi trẻ:
+ Tại sao tuổi trẻ đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác?
++ Vì một khi đặt bản thân mình lên trên người khác thì bạn trẻ sẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy rằng mình đang tài giỏi hơn mọi người. Từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm, do không có suy nghĩ chín chắn.
++Sống mà tự cao quá mức, sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi tìm hiểu những thành công của những người khác. Người ta có thể yêu thương đùm bọc giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã, chứ ít ai san sẻ hay bảo vệ người cho mình là giỏi hơn hết. Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra.
+ Bàn bạc mở rộng: Phê phán biểu hiện lối sống ích kỉ, tự cao, tự đại, xem bản thân mình là duy nhất. Bắt người khác làm theo suy nghĩ và hành động của mình. Như thế sẽ làm cho mọi người mất thiện cảm với bạn. Dù bạn có thành công, mọi người vẫn không xem bạn là người thành công đích thực mà chỉ xem như là thành công của kẻ thất bại.
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
-Nhận thức: Cần hiểu ý nghĩa của việc biết thấu hiểu, cảm thông cho người khác;
-Hành động: cần sống hòa đồng, gắn bó với sự đồng cảm, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh, đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến người khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TK
28 tháng 12 2021 lúc 8:31

Ai làm đề này chưa chỉ mik vs mik đag thi:(

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HK
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PY
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết