Soạn ngữ văn lớp 6

MN

Đọc văn bản "Mưa" của Trần Đăng Khoa,SGK trang78-80 trả lời câu hỏi:

a)Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

b)Sử dụng biện pháp gì?

c)Đọc qua bài thơ trên em có nhận xét gì về thể thơ,cách ngắt nhịp.gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung(tả cảnh mưa rào ở làng quê)

d)Từ bài thơ trên hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng tả cảnh một ngày mưa ở nhà em.

H24
9 tháng 2 2018 lúc 22:43

Đọc văn bản "Mưa" của Trần Đăng Khoa,SGK trang78-80 trả lời câu hỏi:

a)Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè

b)Sử dụng biện pháp gì?

- Bài thơ sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên

c)Đọc qua bài thơ trên em có nhận xét gì về thể thơ,cách ngắt nhịp.gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung(tả cảnh mưa rào ở làng quê)

- Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè

Bình luận (1)
LM
10 tháng 2 2018 lúc 21:14

Câu 1:

- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa.

Bình luận (3)
LM
10 tháng 2 2018 lúc 21:16

Câu 3:

Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2

→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PC
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
AB
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
DX
Xem chi tiết
Xem chi tiết