Văn bản ngữ văn 9

DD

Đọc và trả lời câu hỏi

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

1.ND của 2 khổ thơ trên

2.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong 4 câu đầu(chỉ rõ h.a)

3.Vs nhan đề"biển như lòng mẹ"hãy viết 1 đoạn văn

TM
13 tháng 11 2018 lúc 21:00

1, Nội dung của 2 khổ thơ là: Sự giàu có của biển cả và tấm lòng biết ơn của người ngư dân đối với nó.

2, Các biện pháp tu từ có trong 4 câu thơ đầu là:

+ Liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song.

+So sánh ở câu thơ thứ hai: Trong đêm ánh trăng phản chiếu vào đuốc đen hồng trên vảy, đuôi, mắt cá làm cho nhà thơ liên tưởng tói một lễ hội hoa đăng, một đêm lao động trong lòng đại dương.

+Nhân hóa: đêm thở, cái đuôi em

3, Câu thơ:" Biển cho ta cá như lòng mẹ" đã nâng bổng niềm vui hăng say, lạc quan thành tình yêu biển cả, yêu quê hương đất nước giàu đẹp. Câu hát của người ngư dân không chỉ bộc lộ niềm vui trong lao động mà còn thể hiện ân tình sâu nặng của họ với biển cả. Với họ, biển khơi, quê hương, đất nước là người mẹ bao dung, hiền hậu. Lòng biển mênh mang, sâu thẳm như lòng mẹ dịu dàng, ấm áp. Biển từ ngàn đời xưa đến mãi mãi đời sau đã, đang, sẽ nuôi lớn những người ngư dân. Tác giả dùng phép so sánh để thể hiện ân tình của người ngư dân với biển. Tình cảm ấy giống như tình mẫu tử thiêng liêng, bền bỉ, toát lên tình yêu mãnh liệt, lòng biết ơn tha thiết: cả đời đi biển, ngàn đời bám biển, cha trước con sau, gắn bó với biển để mưu sinh. Sẽ chẳng có hạnh phúc nào bằng khi người ngư dân được làm chủ biển khơi. Ngày biển lặng hay biển động, những lúc biển dậy sóng thương đau, yêu biển cả, yêu đất nước họ vẫn bám biển, sống chết với biển. Thơ Huy Cận sở dĩ làm say lòng bạn đọc vì vẻ đẹp bay bổng nhưng cũng rất thẳm sâu, đặc biệt qua hình ảnh người mẹ hiền: Biển như lòng mẹ.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
PA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết