Văn bản ngữ văn 7

TL

Đọc truyền thuyết dù biết đó là tác phẩm được dệt lên từ trí tưởng tượng phong phú của các nghệ sỹ dân gian nhưng tại sao ta vẫn tin đó là sự thật?(5-7 câu)

Thanks

H24
12 tháng 8 2018 lúc 20:56

Truyền thuyết là loại truyện dân dan, ra đời sau thần thoại, gắn bó sâu sắc với thần thoại. Nhiều truyền thuyết thực chất là các thần thoại đã được lịch sử hóa.

- Truyền thuyết có cốt lõi sự thật lịch sử. Tuy nhiên, cái gọi là cốt lõi sự thật lịch sử ở đây là những sự kiên, nhân vật lịch sử quan trọng nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm. Truyền thuyết không phải lầ lịch sử vì nó thuộc thể loại chuyện dân gian. Nói đơn giản hơn, là truyện, truyền thuyết tất phải có hư cấu, tưởng tượng, có quá trình nhào nặn chất liệu thực tế ( lịch sử) để quát hóa, lý tưởng hóa nhân vật và các sự kiện lịch sử.

- Truyền thuyết sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. Yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyền thuyết thường đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Kì vĩ hóa, tô đậm tính phi thường, cao đẹp của đới tượng. Các nhân vật trong truyền thuyết thường có nguồn gốc kì lạ; hình dáng, dung mạo đẹp đẽ khác người trần; hành động cử chỉ phi phàm.
+ Trong truyền thuyết, yếu tố tưởng tượng kì ảo liên quan đến thần thánh hoặc các thế lực siêu nhiên khác. Chính những chi tiết tưởng tượng kì ảo này góp phần làm tăng niềm tin của chúng ta về sự cao cả, toàn bích của cộng đồng trong quá khứ.
+ Làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn vì sự bay bổng của các chi tiết nghệ thuật giàu tính tưởng tượng. Nhìn chung, nhờ vào các chi tiết tưởng tượng kì ảo, truyền thuyết đẹp đẽ như những giấc mơ và mặc nhiên, do tâm lí tiếp nhận của cộng đồng, những giấc mơ ấy được đời này sang đời khác coi là thật. Nếu tước bỏ vai trò nghệ thuật của những chi tiết tưởng tượng kì ảo này, truyền thuyết sẽ mất đi sự hấp dẫn muôn đời của nó

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
TP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết