Tham khảo
- Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.
+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...
+ Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
+ Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.
- Tài nguyên du lịch:
+ Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng, là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển.
+ Một số địa điểm thu hút khách du lịch là: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),...
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.
+ Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,...
- Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.