Đọc đoạnvăn sau và trả lời câu hỏi:
"Anh đưa tay vào túi.... nhắm mắt đi xuôi"
1. Vì sao trước khi hi sinh, anh Sáu lại nhìn người bạn một hồi lâu? Vì sao nhân vật bác Ba lại suy nghĩ "không đủ lời lẽ để diễn tả lại cái nhìn ấy" ?
2. Nêu ý nghĩa nhan đề "Chiếc lược ngà"?
3. Viết đoạn văn tổng phân hợp 15 câu phân tích tình cảm của bé Thu dành cho ba trong truyện ngắn.
1. - Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng như nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà này tặng cho con. Trên chiếc lược ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: "Yêu nhớ, tặng Thu con của ba". Khi chiến đấu, vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Thu hết tàn lực, ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình, cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông Sáu chỉ nhìn ông Ba thật. Ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: "Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu", ông mới nhắm mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứa đựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng của người cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.
-Ông Ba “ không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” vì: Đó là cái nhìn đặc biệt. Trong cái nhìn ấy chứa đựng bao điều cần nói mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Nó như một lời trăng trối, là sự trao gửi đầy tin cậy của ông Sáu với người bạn, người đồng chí đồng đội của mình. Ông Sáu trao cây lược nhưng cũng chính là trao lại tình cảm và trách nhiệm của người cha cho người bạn thân thiết của mình với sự khẩn cầu và tin cậy.
2.
Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được mội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm. Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.
- Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.
- Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.
- Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.
3. - Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con.
- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không nhận anh là cha.
- Anh vô cùng đau đớn .
- Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
- Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, “nó” mới cất lên một tiếng gọi “ba” đến “xé ruột”.
- Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng thương nhớ con, hối hận đã đánh “nó” và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con.
- Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con.
CHÚC BANH HỌC TỐT!