Linh PhươngThảo PhươngTrần Thọ ĐạtNguyễn Trần Thành ĐạtMai NguyễnĐỗ Hương Giangtrần thị diệu linhHoàng Minh NguyệtNguyễn Phương ThảoNguyễn Văn ĐạtNa Hồng ARMYSách Giáo KhoaBăng Băng 2k6Lâm Khả Vy giúp vs
Linh PhươngThảo PhươngTrần Thọ ĐạtNguyễn Trần Thành ĐạtMai NguyễnĐỗ Hương Giangtrần thị diệu linhHoàng Minh NguyệtNguyễn Phương ThảoNguyễn Văn ĐạtNa Hồng ARMYSách Giáo KhoaBăng Băng 2k6Lâm Khả Vy giúp vs
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
Câu 5 :
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?
Anh em giúp mình nhó mai mình kiểm tra rồi nhé.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu lồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Đó là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà? Bà hay kể những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận chưa về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? [....] Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà . Niềm vui trăm nghả Nhưng cũng chẳng lúc nào quên lời nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa " ( Trích bếp lửa -Bằng Việt) Câu 1 : xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu lồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" Câu 2: xác định mạch cảm xúc đoạn thơ và từ đó nêu cảm hứng chủ đạo bài thơ Câu 3: Tìm hình ảnh từ ngữ thể hiện kỉ niệm thân thương của bà và cháu trong hồi tưởng nhân vật trữ tình. Câu 4: qua khổ thơ cuối từ những lời nhắc nhở bản thân của người cháu anh chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa kỉ niệm trong đời sống con người.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy) thuật lại đoạn trích trên bằng lời văn của em. Chú ý miêu tả nội tâm Thúy Kiều.
Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở…con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên. —Từ việc hiểu nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), có sử dụng phép lập để liên kết (gạch chân phép lập), nêu suy nghĩ của em về lòng hiểu thảo
Có câu văn:'' Nhưng bài thơ đâu chỉ miêu tả vẻ đẹp tự nhiên, cái vẻ đẹp thuần khiết trong lành của ánh trăng ấy mà đó còn là nhắc khuyên tha thiết, chân thành và sâu xa về lẽ sống, thái dộ sống của con người''
a) Nếu coi câu văn trên là câu mở đầu đoạn văn thì đoạn văn trước nó phải viết về đề tài gì? Đoạn văn chứa nó sẽ mang đề tài gì?
b) Viết đoạn văn diễn dịch để phân tích câu chủ đề trên
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…
a, Xác định PTBĐ chính
b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa
c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn
d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"
Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"
Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên
Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà
Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?
Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? B1: Người con đang học môn Vật lý, hỏi bố: Bố ơi! Sóng là gì hả bố? Người bố đang mải đọc báo, trả lời: Sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh con ạ. ------- B2: "- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !" (Lợn cưới áo mới) mai hạn nộp rùi, giúp em với ạ. Cảm ơn nhìu nhen💯
"Chúng tôi có ba người.Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó,xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bọ tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xi măng hoặc thành ô tô, méo mó, han gỉ nằm trong đất."
1. Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
2. Qua đoạn truyện em hiểu gì về cuộc sống của các cô gái? Điều gì dsax khiến họ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ