Văn bản ngữ văn 7

H24

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

a. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. (0,5 điểm): Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

c. (0,5 điểm): Nội dung của đoạn trích trên là gì?

d. (1 điểm): Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của nó.

e. (1,5 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của nó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích.

f . (2 điểm):  Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ qua văn bản “ Sống chết mặc bay”. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động. Gạch chân câu bị động đó.

SB
31 tháng 7 2021 lúc 9:24

Câu 1 

trích trong văn bản : Sống chết mặc bay của phạm Duy Tôn

Câu 2

Văn bản Sống chết mặc bay thuộc thể loại truyện ngắn ( truyện ngắn hiện đại )

Câu 3

Nội dung chính của đoạn trích ; cho ta thấy tình cảnh khổ cực của dân phu làng X   đang cố gắng " giữ gìn", bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ.

Câu 4

Câu đặc biệt :

+  Gần một giờ đêm.

+ Tác dụng : Xác định thời gian diễn ra sự việc và nhấn mạnh sự khổ cực của dân phu làng X

Câu 5

BPTT : Liệt kê và so sánh

liệt kê :kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre

so sánh : ướt như chuộct lột

Tác dụng : Chỉ ra hàng loạt những hành động khổ cự mà người dân phải làm trong đêm mưa.

từ đó khắc hoạ nên một bức tranh khổ cực của dân phu làng X

Câu 6 Tham khảo

Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn - là nhà văn điển hình của nền văn học Việt Nam. Thông qua đoạn văn, tác giả đã khắc họa chân thực tình cảnh khổ cực của người dân. Họ bị viên quan cai lệ áp bức, bóc lột sức lao động một cách nặng nề. Mặc dù trời mưa tầm tã, lũ lụt, những tưởng họ sẽ được nghỉ làm để bảo toàn tính mạng. Nhưng không, những viên quan vẫn bắt họ đắp đê. "Từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột". Chỉ với biện pháp liệt kê cùng thủ pháp so sánh, nhà văn không chỉ giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả mà còn nhấn mạnh, đặc tả những con người có số phận cùng cực. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm xót thương, cảm thông sâu sắc đối với những người dân. Đồng thời lên án, tố cáo những bọn cai lệ, viên quan đã chà đạp lên quyền sống của một con người. 

h

 

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết