- Người Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy các thông tin, sống trong khu vực “mở cửa” cả văn hóa lẫn vật chất, giúp họ vừa làm thầy, làm thợ giỏi, vừa có nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
- Người Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy các thông tin, sống trong khu vực “mở cửa” cả văn hóa lẫn vật chất, giúp họ vừa làm thầy, làm thợ giỏi, vừa có nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (Ví dụ: thông tin địa lí – “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam").
Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hoá Hà Nội được đề cập tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hoá của vùng miền hoặc quê hương của em.
Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.
Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?
Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?
Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là “hằng số văn hoá”?