I. Đọc

H24

Điền vào bảng sau những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của văn bản văn học (làm vào vở):

Nội dung và hình thức có mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ từ một tác phẩm văn học để làm rõ ý kiến của em. 

H24
4 tháng 9 2024 lúc 16:04

Hình thức của văn bản văn học

Nội dung của văn bản văn học

Truyện

- Phản ánh hiện thực đời sống xã hội qua các hình thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Nội dung đa dạng, phong phú, phản ánh các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Có thể miêu tả con người, thiên nhiên, xã hội, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.

Thơ

- Là loại hình nghệ thuật ngôn ngữ sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu, âm thanh để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.

- Nội dung phong phú, đa dạng, thể hiện các cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Có thể ca ngợi con người, thiên nhiên, đất nước, bày tỏ tình yêu, niềm vui, nỗi buồn,...

Kịch

- Là loại hình nghệ thuật sân khấu, sử dụng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, âm nhạc để thể hiện một câu chuyện.

- Nội dung phản ánh các mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội, thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả. Có thể đề cập đến các vấn đề như tình yêu, thù hận, đạo đức, chính trị,..

- Nội dung và hình thức có mối quan hệ gắn bó với nhau, không thể tách rời. Nội dung quyết định hình thức, hình thức thể hiện nội dung. Hình thức phù hợp sẽ làm nổi bật nội dung, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của tác phẩm.

- Ví dụ tác phẩm kịch Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)

+ Nội dung: làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

+ Hình thức:

• Tình huống kịch: Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết, Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới → Tuyên chiến với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời do Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.

• Mâu thuẫn kịch: Hoàng Việt (giám đốc), Sơn (kĩ sư): Tư tưởng mới, tiến bộ, dám nghĩ, dám làm >< Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng, Bảo thủ, trì trệ, máy móc.

+ Nhân vật kịch:

• Giám đốc Hoàng Việt: Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.

• Kĩ sư Lê Sơn : Kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.

• Phó giám đốc Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé, nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu. Anh ta khéo luồn lọt, xu nịnh cấp trên.

• Quản đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.

→ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:

- Nội dung quyết định hình thức: để làm rõ những mâu thuẫn, xung đột, cuộc đấu tranh mới - cũ, tiến bộ - lạc hậu,  tác giả đã lựa chọn thể loại kịch. 

- Hình thức làm nổi bật nội dung: Tác giả lựa chọn thể loại kịch, xây dựng tình huống kịch giàu kịch tính, nghệ thuật khắc họa rõ cách nhân vật được sử dụng thành công qua đó làm nổi bật nội dung vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người.

Bình luận (0)