Hướng dẫn soạn bài Tôi đi học - Thanh Tịnh

TN

Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau :

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại náo nức, rộn rã, xốn xang

b) Con đường đến trường trở nên lạ

c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường

d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự

e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn

g) Sợ hãi, lúng túng trong hàng người bước vào lớp

h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu của đề bài

DT
21 tháng 8 2017 lúc 20:48

Gợi ý:
- Trong các ý trên, có ý nào lạc chủ đề mà đề bài nêu ra không?
- Các từ ngữ trong các ý được lựa chọn để triển khai đã chính xác, phù hợp với chủ đề chưa?
- Hãy sắp xếp lại trình tự các ý cho đúng với diễn biến của các sự việc trong văn bản Tôi đi học.
Lưu ý: Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g); Chủ thể của các cảm xúc là “tôi” - nhân vật của câu chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của “tôi” - người phân tích; Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:
- Con đường vốn quen thuộc nhưng “tôi” lại cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường;
- “Tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;
- Điều chỉnh ý (h): “Tôi” thấy gần gũi, mến yêu lớp học, thầy giáo và các bạn.

Bình luận (0)
MC
21 tháng 8 2017 lúc 23:05

Có những ý lạc chủ đề c, g. Có những ý hợp với chủ đề nhưng do diễn

đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề b, e.

Có thể bố sung điều chỉnh lại như sau:

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b) Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay dổi.

c) Muốn cố gắng tự mang sách vở như một hlọc trò thực sự.

d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cùng có nhiều biển đổi.

e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.



Bình luận (0)
EJ
21 tháng 8 2017 lúc 17:47

Gợi ý :

Các ý (c) và (g) không hợp chủ đề “dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản "Tôi đi học". Vì chủ thể của các ảcm xúc là của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học Các ý (b), (e), (h) hợp với chủ đề nhưng cần thay đổi cách diễn đạt, có thể thay đổi như sau: (b) Con đường đến trường vốn quen thuộc hàng ngày nhưng “tôi” bõng cảm thấy lạ, cảnh vật hình như cũng có nhiều đổi thay. (e) “tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn. (h) “Tôi” cảm thấy gần gũi, thân quen với lớp học, thầy giáo và những người bạn mới.
Bình luận (0)
MC
21 tháng 8 2017 lúc 23:05

Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài là (c), (g); Chủ thể của các cảm xúc là "tôi" - nhân vật của câu chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của "tôi" - người phân tích; Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:

- Con đường vốn quen thuộc nhưng "tôi" lại cảm thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường;

- "Tôi" cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CU
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết