Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

NA

Đề bài: Viết một bài văn tả bác lao công trường em

DB
9 tháng 8 2018 lúc 12:34

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát

Bình luận (1)
TP
9 tháng 8 2018 lúc 14:58

MB: Giới thiệu bác lao công.

TB: -Tả ngoại hình: Dáng người: nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Quần áo: mào xanh lá cây (trang phục của công ty VSMT)

-Khuôn mặt: Không nhìn rõ vì……, chỉ lộ đôi mắt sáng, hiền hậu.

-Chân: đi ủng cao su, tay đeo găng. Trông bác gọn gàng trong bộ quần áo bảo hộ lao động.

-Tả hoạt động: Đẩy xe rác đi dọc phố, lắc chuông leng keng…. Con phố qua một ngày hối hả người qua kẻ lại trông……. Bác dùng cây chổi tre quét dọn từng ngóc ngách, trên hè, dưới lòng đường, không còn sót một chiếc lá. Tiếng chổi xoèn xoẹt theo nhịp tay nhanh nhẹn của bác. Quét xong: Vun gọn, dùng đôi kẹp sắt, hót gọn ghẽ đổ vào xe rác. Đến cuối phố: xe đấy ắp, bác đẩy vất vả hơn. Lon bia, vỏ hộp, giấy vụn bác nhặt vào túi riêng, treo lủng lẳng quanh xe. Thỉnh thoảng, bác lấy ống tay quệt mồ hôi lăn trên trán. Bác đi tới đâu , đường phố sạch sẽ sáng sủa tới đó, giống như…..

KB:

- Nhận xét về công việc của bác.

- Nêu suy nghĩ và hành động của mình và mọi người.

Bình luận (0)
NM
9 tháng 8 2018 lúc 15:11
Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động. Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:
- Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?
Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:
- Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.
Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:
- Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!
- Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đầu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.

Bình luận (0)
NH
9 tháng 8 2018 lúc 16:00

Ngày nào cũng vậy, mỗi khi mặt trời ngả bóng là phố phường em lại rộn lên tiếng chuông với âm thanh cao vút, và đó là tiếng chuông reo gọi mọi người ra đổ rác của chị Trần Thị Hương, chị lao công chăm chỉ làm việc ở nơi em sinh sống.

Chị Hương khoảng gần 30 tuổi. Trong trang phục màu xanh cũ kỹ của chị là một thân hình dong dỏng cao với mái tóc dài chớm eo, chị thường hay đội trên đầu chiếc nón có cái quai được thiết kế từ một tấm khăn dài và rộng, chiếc nón đó đã khiến cho khuôn mặt chị chỉ còn hiện ra đôi mắt hiền từ màu nâu đen. Giày bata là thứ mà chị lựa chọn để bao bọc cho đôi chân của mình, nó giúp cho nắng, gió hay những vật sắc nhọn dưới lòng đường không chạm vào chân chị được. Chị Hương đi tới đâu là chiếc xe màu xanh giống như hình một chiếc hộp lớn và cây chổi dài đi theo chị. Đó chính là những công cụ giúp chị làm sạch phố phường và giải quyết rác thải cho mọi nhà.
Chiều tà, chị lại cùng người bạn của mình là chiếc xe hình hộp màu xanh rong ruổi khắp đầu ngõ cuối phố để thu gomHàng ngày, từ sáng sớm em đã thấy chị có mặt ở cuối phố, lúc đấy chị đã quét được cả một đoạn phố dài. Em nghe mẹ bảo, chị phải tỉnh giấc từ khi gà còn chưa gáy để làm công việc cao cả này. Việc thức dậy sớm sẽ giúp chị hoàn thành việc của mình từ khi phố phường còn chưa đông đúc, điều đó tránh gây cản trở giao thông và thuận tiện hơn cho quá trình chị làm việc. Chị Hương rất chăm chỉ và luôn mang dáng vẻ của một người hết lòng vì nghề, chị mải miết quét từ góc này sang góc khác mà không một phút nghỉ ngơi. Khi đường phố đã sạch sẽ, chị mới ngừng lại đôi phút để uống ngụm nước. Em thích nhất là những giây phút này, bởi khi ấy em được nhìn thấy nụ cười hiền từ của chị, nó ánh lên một niềm vui sướng khi vừa hoàn thành một công việc đầy ý nghĩa. Làn da trắng ngần bất chấp sự tác động của gió sương, bụi bặm càng khiến chị trông thật xinh đẹp, trái ngược hẳn với những gì mọi người thường nghĩ về một người lao công quanh năm phải gắn liền với rác thải.

Rác thải. Chị đi tới đâu là phố phường sạch sẽ tới đó. Từng bước chân chậm rãi, những bánh xe lăn đều đều, tiếng chuông lanh lảnh vang xa và một dáng người nho nhỏ, gầy gầy luôn khoác trên mình chiếc áo màu xanh sờn màu… tất cả đều trở nên hết sức thân thuộc đối với em nói riêng và những người dân sống ở khu phố nói chung.

Ngày ngày trôi đi, chị Hương vẫn miệt mài làm công việc cao cả đó như một người chiến bịnh đang cố gắng cống hiến sức mình để đem đến điều tốt đẹp cho nhân loại. Em luôn thầm cảm ơn chị cũng như tất cả những người công nhân vệ sinh dọn đường phố trên đất nước này, bởi nhờ có họ mà em và mọi người được sống trong một môi trường xanh – sạch – đẹp đúng nghĩa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NB
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết