Văn bản ngữ văn 9

PC

Đề bài : Viết đoạn văn Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương , từ đó liên hệ vị thế của người Phụ nữ trong xã hội hiện nay .

TS
23 tháng 10 2017 lúc 13:23

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Bình luận (0)
TS
23 tháng 10 2017 lúc 13:23

Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu sự ràng buộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Biết nàng “tính đã thùy mị nết na,lại thêm tư dung tốt đẹp” cho nên Trương Sinh mến vì dung hạnh nói với mẹ xin trăm lạng vàng cưới về. Đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng, bởi lẽ nó không phải là sự rung động của hai trái tim cùng một nhịp mà là do sự sắp đặt mang tính chất mua bán. Sự sắp đặt của con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốn gì được nấy, sắp đặt cho con nhà khó “cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó”.Cuộc hôn nhân có sự cách bức giàu nghèo đã khiến Vũ Nương luôn luôn mặc cảm“thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Dù Vũ Nương có luôn giữ gìn khuôn phép thì cuộc sống vợ chồng ấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ và sau này cũng là cái thế để Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu,thô bạo.

Trương Sinh vốn ít học, lại có tính đa nghi và hay ghen, do vậy sự nghi kị, ngờ vực làm mầm mống của sự bất hòa đã ủ sẵn trong gia đình. Để rồi, sau ba năm xa cách, khi trở về tưởng Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình thì cũng lại là lúc tại họa ập xuống cuộc đời Vũ Nương. Chỉ vì lời nói ngây thơ của bé Đản: “Ô hay! Ông cũng là cha tôi ư? Mà ông lại biết nói chứ không giống như cha tôi trước kia…”, làm cho Trương Sinh ngờ vực, hiểu lầm vợ hư hỏng. Dù Vũ Nương có tha thiết giãi bày, có hết lời phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, dù họ hàng làng xóm có hết lòng khuyên can và biện hộ cho nàng thì Trương Sinh cũng không hề đếm xỉa tới,mà chỉ một mực nghi oan cho vợ. Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”, Trương Sinh đã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phải chăng, xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, với thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào huyết quản đã dung túng,cho phép người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng và đối xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại bị chồng ruồng rẫy, gạt bỏ. Giữ gìn khuôn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ…Nàng không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho.Hạnh phúc gia đình, thú vui nghi gia nghi thất, niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau khổ chờ chống đến hóa đá trước đây,cũng không còn có thể có lại được nữa. Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã không có cách nào hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn sông Hoàng Giang rửa sạch nỗi oan nhục, giãi bỏ tấm lòng trong trắng của mình. Lời than của nàng như lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và đức hạnh của nàng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữtiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ".Qua tác phẩm,ta thấy Vũ Nương đã nhiều lần gắng gượng để vượt lên số phận nhưng cuộc đời nàng không thoát khỏi là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, chà đạp và ức hiếp con người.

Cái chết của Vũ Nương thực chất là do bị chồng bức tử - một cái chết đầy oan ức. Vậy mà, Trương Sinh thấy nàng tự tận chỉ một chút động lòng mà không hề ân hận, day dứt. Ngay cả khi, đứa con trỏ tay vào bóng chàng trên vách nói là cha, chàng hiểu rõ nỗi oan của vợ thì cũng coi là việc đã qua rồi. Như thế, chuyện danh dự , chuyện sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người chồng, người đàn ông mà không có hành lang đạo lí, không được dư luận xã hội bảo vệ, chở che. Nỗi oan của Vũ Nương đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khuất của cái xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ.Sống trong xã hội đầy rẫy những oan trái, bất công, quyền sống của con người không được đảm bảo, người phụ nữ với thân phận “bèo dạt mây trôi” có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống bất kì lúc nào, vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng. Rõ ràng, xã hội phong kiến đã sinh ra bao Trương Sinh với đầ uóc gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ mà người phụ nữ phải chịu.

Không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Cả cuộc đời Vũ Nương, chỉ vui thú nghi gia nghi thất vậy mà về làm vợ Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối,chia phôi vì động việc lửa binh”. Buổi Trương Sinh ra đi, mẹ già bịn rịn, vợ trẻ đương bụng mang dạ chửa chưa khuyến luyến sự thể rồi sẽ ra sao đã khiến mọi người có mặt ở đó đều phải ứa hai hàm lệ: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ,chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao,rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài,mẹ già triền miên lo lắng.”

Những câu văn biền ngẫu, sóng đôi như trái tim người vợ trẻ phập phồng lo sợ cho người chồng phải đi lính thú. Chiến tranh xa cách, mẹ già cũng vì thương nhớ con mà sinh bệnh rồi qua đời. Con thơ được sinh ra không biết mặt cha, vợ trẻ nhớ chồng chỉ còn biết trỏ vào bóng mình trên vách, bảo là cha của bé…Chính chiến tranh làm cho gia đình li tán, vợ chồng xa cách dẫn đến hiểu lầm. Cũng chính cái mối nghi ngờ không thể gỡ ra ấy của Trương Sinh đã trở thành nguyên nhân gây bất hạnh cho cuộc đời Vũ Nương. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không bị bắt đi lính,thì đâu bé Đản không chịu nhận cha, thì đâu Vũ Nương phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm. Rõ ràng, chiến tranh phong kiến đã gây ra cảnh sinh li và cũng góp phần dẫn đến cảnh từ biệt, làm tan nát bao nhiêu gia đình.

Có thể nói,sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác – người con gái bình dân trong “Bánh trôi nước”, Thúy Kiều, Đạm Tiên trong “Truyện Kiều” đều phải sống long đong, trôi dạt, phải tìm đến cái chết giải nỗi oan ức, phải thoát khỏi cuộc đời đầy khổ đau ở chốn nhân gian. Đại thi hào Nguyễn Du đã khái quát về cuộc đời, thân phận người phụ nữ bằng tiếng kêu đầy ai oán:

“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Bình luận (0)
TS
23 tháng 10 2017 lúc 13:23

Sau khi học xong bản "truyện người con gái nam xương" của tác giả Nguyễn Dữ, em thấy rất thương cảm cho số phận hẩm hiêu của nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết, lại chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình và luôn thủy chung với chồng. Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chính là trụ cột vững chắc của gia đình,cô đã làm tròn trách nhiệm của một người con hiếu thảo,một người vợ đảm đan,và một người mẹ hiền.Vũ Nương làm tất cả chỉ mong có được một hạnh phúc gia đình bình thường. Nhưng có lẽ hạnh phúc không mỉm cười với cô,mặc dù bị chồng nghi oan, dẫn đến phải tự vẫn nhưng không nữa lời oán trách. Đọc đến đây em rất tức giận TS, ứa lệ,thương cảm,đau xót cho Vũ Nương và cũng rất ngưỡng mộ tấm lòng vị tha,bao dung của cô. Ngoài ra Vũ Nương là người con gái rất coi trọng danh dự, coi trọng tình nghĩa.Từ đấy Nguyễn Dữ đã cho em hiểu rõ hơn về phẩm chất và số phận của Vũ Nương đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh,đầy đau thương.

Bình luận (0)
DT
25 tháng 10 2017 lúc 20:14

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Bình luận (0)
VD
25 tháng 10 2017 lúc 20:30

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết