Tập làm văn lớp 9

PC

Đề bài : CẢM NHẬN VỀ BỨC TRANH MÙA XUÂN QUA 2 CÂU THƠ :
'' Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ''

H24
16 tháng 10 2017 lúc 21:25

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)

Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.

Bình luận (0)
DH
29 tháng 9 2019 lúc 13:11

Tham khảo:

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc

Bình luận (0)
H24
29 tháng 9 2019 lúc 15:54

Tham khảo:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
#Walker
Bình luận (0)
H24
29 tháng 9 2019 lúc 15:54

Tham khảo:

Nếu như hai câu đầu, Nguyễn Du nghiêng về miêu tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả cảnh sắc:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã làm sống dậy một bức tranh xuân căng tràn nhựa sống. Tất cả cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái viên mãn nhất. Cỏ non xanh tận chân trời, màu xanh của cỏ tiếp nối với màu xanh của trời như trải ra ngút ngàn. Màu xanh vốn là màu của sự sống, hơn nữa đây là xanh non, xanh lộc biếc nên sự sống lại càng tràn trề, trào dâng. Nguyễn Du không phải là nhà thơ đầu tiên miêu tả cỏ xuân, trước ông. nhà thơ Nguvễn Trãi đã viết trong bài Bến đò xuân đầu trại:
Độ đầu xuân thảo lục như yên,
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
(Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời)

Nếu Nguyền Trãi sử dụng thủ pháp so sánh “thảo lục như yên" để miêu tả về xuân như mờ ảo, sương khói trong ngày mưa nơi bến đò thì Nguyễn Du lại vẽ trực tiếp bức tranh cỏ xuân. Chỉ với câu thơ: “Có non xanh tận chân trời", ông đã đem đến cho người đọc cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, đường nét, sức sống của cỏ... Tất cả đều hài hòa, lắng đọng trong chiều sâu câu thơ 6 chữ tạo nên nét xuân riêng rất Nguyễn Du. Cái tài của đại thi hào không dừng ở đó, bức tranh cỏ xuân xanh biếc như làm nền cho sự đột phá ở câu thơ tiếp theo:
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.
Chính điều này đã khiến câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du tạo được dấu ấn riêng sắc nét so với câu thơ cổ của Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa

Câu thơ “Lê chi sổ điểm hoa” (Trên cành lê có mấy bông hoa) chỉ đơn giản là lời thông báo, không có sự hòa quyện màu sắc giữa sắc màu hoa lê với sắc màu “cỏ thơm” ở câu đầu. Trái lại, câu thơ của Nguyễn Du là sự hòa quyện, kết hợp màu sắc tạo nên nét thần thái của cảnh vật. Tác giả đã rất tinh tế khi lựa chọn màu sắc cho bức tranh xuân của mình. Đó là xanh và trắng - những sắc màu trinh nguyên, thanh khiết, giàu sức sống, tiêu biểu cho mùa xuân. Ta nhận ra rằng Nguyễn Du không chỉ là đại thi hào trong lĩnh vực thơ ca mà cũng là bậc thầy trong lĩnh vực hội họa. Hai câu thơ tả cảnh thực sự là những câu thơ tuyệt bú


#Walker
Bình luận (0)
MN
29 tháng 9 2019 lúc 16:12

Tham khảo:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Chỉ bằng một vài nét chấm phá, bức tranh cảnh ngày xuân mở ra mênh mông, cao rộng vô cùng. Bầu trời rộng lớn với những cánh chim én mừng xuân chao liệng rộn ràng như con thoi dệt trên nền trời. Không gian khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. Bức hoạ mùa xuân xanh tươi với màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, hoa lê trắng điểm xuyến. Từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn, gợi sự hài hoà tuyệt diệu cho bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp riêng của mùa xuân thanh khiết, mới mẻ.

Bằng thủ pháp tượng trưng, nhà thơ khéo léo gợi ra bước đi của thời gian. Đất trời đang độ đầu tháng ba. Đó cũng là thời điểm của tiết Thanh minh. Không gian và thời gian gợi ra trong lòng người đọc sắc xuân nồng thắm, hội xuân tươi vui và tình xuân ấm áp.

Tiếp đến, Nguyễn Du hướng điểm nhìn xuống mặt đất, mở ra một chiều rộng đến vô cùng. Cỏ non trải thảm xanh trên khắp mặt đất tiếp nối đến chân trời xa thẳm. Điểm xuyết trên nền xanh bất tận ấy là màu trắng tinh khôi của một vài đóa hoa lê vươn nở. Biện pháp đảo ngữ: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, khiến ta như trông thấy những đóa hoa lê như đang cựa mình, dồn sức bung nở những cánh hoa cuối cùng, dâng vẻ đẹp cho mùa xuân vĩnh hằng.

Trong thơ cổ, hoa lê cũng đã từng một lần đẹp như thế:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”.

(Cỏ thơm tiếp nối trời xanh

Hoa lê một vài đóa nở)

Nguyễn Du mượn hình ảnh trong thơ cổ tạo ra tính cổ kính, uyên bác cho tác phẩm. Nhưng ông cũng đã có những bước sáng tạo đáng kể khi tô đậm màu thảm cỏ. Thủ pháp đảo ngữ khiến cho hình ảnh hoa lê trắng thêm sinh động, lung linh. Hồn hoa như lãng đãng khắp bầu trời xuân tươi.

Quả thực, bức tranh mùa xuân được vẽ bằng thơ đậm chất hội họa. Đó là một mùa xuân tràn đầy màu sắc, ánh sáng, hương thơm và tình xuân đậm đà hồn quê đất Việt.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
N7
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HE
Xem chi tiết