Văn bản ngữ văn 9

YN

Đề 1. Khi giao tiếp câu tế nhị và tôn trọng người khác . Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên

Đề 2. Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói : " Hạnh phúc của tuổi thơ là được đến trường học

TP
22 tháng 9 2019 lúc 10:42

1)

Mỗi con người tồn tại trong cuộc sống này đều là những hạt giống được gieo trồng tồn tại trong cuộc sống. Sống phải thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự dau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt khi giao tiếp cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó

Bình luận (0)
DH
22 tháng 9 2019 lúc 10:52

Tham khảo:

Mở bài

+ Dẫn dắt vào vấn đề.

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người

Thân bài.

Giải thích: - Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất của con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo: Nghĩa là đến trường các em không chỉ được trau dồi kiến thức mà còn được nhận tình yêu thương, chăm sóc của thầy, cô.

-> Câu nói đã đề cao vai trò, công lao to lớn vĩ đại của người thầy với cuộc đời mỗi người.

. Phân tích, chứng minh: - Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề:

Trong cuộc đời của mỗi người, người thầy có vai trò rất quan trọng.

- Chứng minh:

+ Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được gặp và học một hoặc nhiều thầy cô giáo. Các thầy cô đã truyền dạy cho học trò kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm toán...Dạy cho học trò biết cách học để khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

+ Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, dạy biết điều hay, lẽ phải, dìu dắt nâng đỡ học trò lớn lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết yêu thương người, yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái, đoàn kết, …

Thầy cô còn là những người thắp sáng niềm tin và ước mơ cho học trò để các em biết sống có hoài bão, có lý tưởng...

+ Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo ta trong suốt hành trình của cuộc đời.

(lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn học để chứng minh)

- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy được thể hiện trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò. - Tuy nhiên bên cạnh một số học sinh biết tôn trọng thầy giáo, cô giáo thì vẫn còn một số học sinh không biết nghe lời, ham chơi, bỏ học, thậm chí còn vô lễ cãi lại lời thầy cô. Một số người thì xúc phạm hoặc cố ý hạ thấp vai trò của người người thầy. Đó thực sự là những học sinh hư, những phần tử xấu, những con người mất nhân cách.

- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết kính yêu, phải biết ơn và tôn trọng thầy cô giáo. Đồng thời phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để đền đáp công ơn của thầy cô, ...

Kết bài:

Kết luận vấn đề

Bình luận (0)
MN
22 tháng 9 2019 lúc 20:36

Tham khảo:

Bài 1:

Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết