Văn bản ngữ văn 8

NT

ĐỀ 1: giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm "Lão Hạc"

Đề 2: giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích " Trong lòng mẹ"

LH
9 tháng 12 2017 lúc 20:04

Đề 1

Nam Cao (1915/1917- 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 . Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòngvăn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

Đề 2:

Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại Vụ Bản, Nam Định[1]. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, ông từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.

Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.

Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...

Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế" được viết năm 1980.

Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

BẠN TỰU TRIỂN KHAI NHÉ!!!

hehehehehehe

Bình luận (0)
ND
9 tháng 12 2017 lúc 20:11

1

______________Nam Cao

I.Tác giả - tác phẩm:

1. Tác giả: Khá chi tiết

-Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở tỉnh Hà Nam.(Có tài liệu ghi năm sinh của Nam Cao là 1917)

-Cuộc đời và sự nghiệp:Từ năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn in trên các báo: “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Ích hữu”,… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình.Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn.Năm 1943,Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm Chủ tịch xã.Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc và là thư kí tòa soạn tạp chí “Tiên phong” của Hội.Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên,hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hóa Nam Hà. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở Khu III. Bị địch phục kích và hi sinh.

-Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nam Cao có những đặc sắc,độc đáo mà đa dạng.Tác phẩm của ông vừa rất mực chân thực vừa có một ý vị triết lí,một ý nghĩa khái quát sâu xa.Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh,gân guốc,lại vừa thắm thiết trữ tình.Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lí con người, nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lí tinh tế,phức tạp.Ngôn ngữ văn xuôi của ông cững rất mới mẻ,gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động, nhất là trong ngôn ngữ đối thoại.

Bình luận (1)
ND
9 tháng 12 2017 lúc 20:12

2

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em"


Bình luận (0)
H24
9 tháng 12 2017 lúc 20:12
Giới thiệu về Nam Cao : (1917 – 1951)
- Tên thật : Trần Hữu Tri
- Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tình Hà Nam.
- Ông là một nhà vưn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người ttri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
- (Bạn lên mạng tìm thêm thông tin về cuộc đời của ông trước kháng chiến và sau kháng chiến như thế nào!)
- Cáctác phẩm chính của ông như là : truyện ngắn Chí Phèo (1941), Lão Hạt (1943), …..
- Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996…
- Nói vài dòng về sự hi sinh của ông !
• Giới thiệu, dẫn dắt để nói về tác phẩm Laoc Hạt của ông:
Có thể nói tác phẩm của Nam Cao rất đậm chất trữ tình, triết lý. Và điều đó được thể hiện rõ nhất ở câu : “Chao ôi! Dối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (…). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” – trích trong truyện ngắn Lão Hạt của ông.Truyện cho ta thấy số phận đau thương, bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất quý giá của họ.
- Phân tích tâm trạng của Lão Hạt xung quanh việc bán chó :
+ Lão suy tính, đắn đo => day dứt, ăn năn
 Vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận → Lão là 1 người tình nghĩa, thủy chung, chân thực và có lòng thương con sâu sắc.
- Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão:
+ Tình cảnh đói khổ túng quẫn
+ Xuất phát từ lòng yêu thương con
+ Từ lòng tự trọng đáng kính
Gải thích thêm tại sao Lão lại chọn cách “ăn bả chó” để kết liễu mình (Lão muốn thử xem cảm giác đau đớn của cậu Vàng khi nó chết)
- Thái độ của ông giáo như thế nào :
+ Thông cảm, đau xót cho tình cảnh của Lão
+Kính trọng nhân cách của Lão
- Nghệ thuật của bài
Kết bài :
Nêu ngắn gọn ý ghĩa của bài (ghi nhớ) và đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học Việt Nam
Mình chỉ biết bao nhiêu thôi ! Có gì bạn bổ sung thêm hay sửa chữa lại nha !!!!!!!!!!!
Bình luận (0)
H24
9 tháng 12 2017 lúc 20:14

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Bình luận (0)
LL
10 tháng 12 2017 lúc 8:10

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.
Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.
Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.
Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.
Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.
Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.
Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.
Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



Bình luận (0)
NT
9 tháng 12 2017 lúc 19:59

2 đoạn văn có SD 1 câu ghép

Bình luận (0)
BH
10 tháng 12 2017 lúc 12:02

d ĐỀ 1 :

Giới thiệu sơ lược về Nam Cao và tác phẩm của ông.
Thân bài :
• Giới thiệu về Nam Cao : (1917 – 1951)
- Tên thật : Trần Hữu Tri
- Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tình Hà Nam.
- Ông là một nhà vưn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người ttri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
- (Bạn lên mạng tìm thêm thông tin về cuộc đời của ông trước kháng chiến và sau kháng chiến như thế nào!)
- Cáctác phẩm chính của ông như là : truyện ngắn Chí Phèo (1941), Lão Hạt (1943), …..
- Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996…
- Nói vài dòng về sự hi sinh của ông !
• Giới thiệu, dẫn dắt để nói về tác phẩm Laoc Hạt của ông:
Có thể nói tác phẩm của Nam Cao rất đậm chất trữ tình, triết lý. Và điều đó được thể hiện rõ nhất ở câu : “Chao ôi! Dối với những người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (…). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” – trích trong truyện ngắn Lão Hạt của ông.Truyện cho ta thấy số phận đau thương, bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất quý giá của họ.
- Phân tích tâm trạng của Lão Hạt xung quanh việc bán chó :
+ Lão suy tính, đắn đo => day dứt, ăn năn
 Vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận → Lão là 1 người tình nghĩa, thủy chung, chân thực và có lòng thương con sâu sắc.
- Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão:
+ Tình cảnh đói khổ túng quẫn
+ Xuất phát từ lòng yêu thương con
+ Từ lòng tự trọng đáng kính
Gải thích thêm tại sao Lão lại chọn cách “ăn bả chó” để kết liễu mình (Lão muốn thử xem cảm giác đau đớn của cậu Vàng khi nó chết)
- Thái độ của ông giáo như thế nào :
+ Thông cảm, đau xót cho tình cảnh của Lão
+Kính trọng nhân cách của Lão
- Nghệ thuật của bài
Kết bài :
Nêu ngắn gọn ý ghĩa của bài (ghi nhớ) và đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học Việt Nam

Bình luận (0)
BH
10 tháng 12 2017 lúc 12:03

Thuyết minh về tác giả nè bạn (thực ra là nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp đã được nêu trong sách giáo khoa đó cho mọi người hiểu hơn về tác giả này)

Nam Cao (1915-1951) là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Thời niên thiếu

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri [Có nguồn ghi là Trần Hữu Trí], sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Thân phụ ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Thân mẫu ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Đến với văn nghiệp

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn.

Tham gia hoạt động cách mạng

Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương [cần dẫn nguồn]. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.

Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.

Qua đời

Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích.

Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu.

Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).

Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trogn đợt 1.

Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà văn.

Quan điểm nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông.
Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.
Đời thừa (1943); khẳng định phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu , bác ái, công bằng. Và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có". Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.
Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) - là tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này là chính để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".

Các đề tài chính

Trước cách mạng tháng 8

Người Trí thức nghèo: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư", những nhà văn nghèo, viên chức nhỏ - Đó là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa". Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp ngẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.

Sau cách mạng tháng 8

"Đôi mắt", tác giả thể hiện một cái nhìn, một quan điểm, một sự thay đổi đói với thời cuộc, có đi nhiều tìm hiểu nhiều va quan sát nhiều mới có sự thay đổi cách nhìn cách nghĩ[cần dẫn nguồn]
sau cách mạng tháng 8 nhà văn tích cực tham gia vào kháng chiến có sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và nhìn nhận hướng đi mới cho nhân vật[cần dẫn nguồn]
những tác phẩm văn chương của Nam Cao đã trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới nghệ sĩ đương thời [cần dẫn nguồn]
"Trăng sáng" là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao " Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thế chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than.

Phong cách nghệ thuật

Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".
Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của "Những truyện không muốn viết", tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh. Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm tiếng việt có nghĩa là cái phích nước)

Và quan niệm nghệ thuật của ông là " Nghệ thuật vị nhân sinh ( nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật" ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PH
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GN
Xem chi tiết