1. Phần Mở bài
- Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì vậy, chưa bao giờ em được đi một phiên chợ quê.
- Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc là vui và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố không có được.
- Em cứ ngồi mà tưởng tượng ra rằng em đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc
2. Phần Thân bài
a). Cảnh trước khi họp chợ
- Hình như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân que có một cái Tết vui vẻ nên thời tiết hôm đó thật đẹp.
- Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như ngày mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm áp.
- Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ thứ hàng đến chợ để bán.
- Nhiều người đến chợ để mua những thứ mặt hàng cần thiết phục vụ cho ngày Tết.
- Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt...
b). Cảnh họp chợ
- Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể.
- Các khu hàng hóa được sắp xếp riêng biệt.
- Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu dành cho mua bán các loại con vật ***** (heo), gà, ngan, ngỗng,... Khu dành để mua bán tôm, cá, cua, mực,... Khu dành để mua bán các loại nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc (đậu phộng),... Người mua người bán đông nhất vẫn là khu bán lá dong, thịt heo, đậu xanh... Mọi người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Ngày Tết mà không có bánh chưng thì đâu còn là Tết.
- Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...
- Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào, náo nhiệt.
- Em lại rất thích khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngẩm mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là một con vật bằng bột xanh đổ hoặc một nhân vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của người bán. Trẻ em bu quanh để chọn mua những con tò he mà mình yêu thích.
c). Cảnh chợ tan
- Những người đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên quang gánh hoặc trên tay mỗi người đều có những thứ hàng cần thiết cần mua sắm. Nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra ngoài cổng chợ.
- Người bán hàng vãn dần. Những hàng hóa còn lại cũng vơi đi.
- Trong chợ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ. Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ loại hàng. Mọi người cố gắng ngồi lại mong bán thêm được chút nào hay chút đó.
3. Phần Kết bài
- Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là như thế đó.
- Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có giống như trong tương tượng của em.
Lập dàn ý: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Mở bài: Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em vào tháng nào trong năm? Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào?
Thân bài:
a) Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới.
b) Tả chi tiết:
Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương.
- Tiếng gà gáy, làn khói bếp.
- Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng. Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai, những giọt sương còn đọng lại trên cành cây được ánh mặt trời chiếu vào trông lấp lánh như những giọt kim cương).
- Học sinh đến trường, những người nông dân hoặc công nhân đi làm.
Kết bài: Cảm nghĩ của em khi quan sát một ngày mới bắt đầu ở quê em (yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống).
tick cho mik