Văn mẫu lớp 7

CN

Dân gian ta có câu tục ngữ '' Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng '' Nhưng có bạn lại bảo : gần mực chưa chắc đã đen , gần đèn chưa chắc đã rạng . Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của e

HEPL ME , PLEASE !!!

TQ
17 tháng 1 2017 lúc 17:21

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu ” gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” . Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gân mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.” Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn ” đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu sa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

” Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sao bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà từ của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện ” mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cản thận nên mực không thể gây bẩn , bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con nguồi nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tô luyện sẽ han gỉ trở nên vô dụng.

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoai vỏ bọc lính ngụy bên trong học vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ” gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: ” gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Bình luận (0)
TQ
17 tháng 1 2017 lúc 17:22
Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện. Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường. "Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định " gần đèn thì sáng". Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng , do đó mà trở lên sáng suốt tinh tường hơn. Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm ngĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động dến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh . Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dẽ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lài, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt. Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách. Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rue rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ xa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta choei với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bnạ cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đùng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên ngững chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nen những chiến công oanh liệt giả phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Nười được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đáu tù những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ.( Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế. Bởi vậy dân gian ta cũng có câu:" Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay " ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời. Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tụ mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập. Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen . Chúng ta cần tránh xa những cái xấu , không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình " rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rấy quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời. "Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn , đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.
Bình luận (2)
DT
17 tháng 1 2017 lúc 16:11

Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

Quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.

Xét trong phạm vi gia đình thì cha mẹ, anh chị là tấm gương để cho con em noi theo. Nếu cha mẹ hoà thuận và coi việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hoà thì chắc con cái sẽ hư hỏng, khó nên người.

Trong xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo, giựt dọc, chà đạp lên nhau để sống thì một ngày nào đó, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Người xưa đã khẳng định: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và có lời khuyên chí lí:

“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên từ lâu nay đã được công nhận nhưng trong một lần tranh luận ở lớp, bạn em lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Ngẫm nghĩ kĩ, em thấy ý kiến của bạn ấy phần nào cũng có lí, song không phải vì thế mà giá trị của câu tục ngữ bị phủ nhận.

Quả thật, yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí, lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hoá bởi cái xấu.

Sống trong môi trường không tốt mà con người vẫn giữ được nhân cách trong sáng thì cũng giống như hoa sen nở trên đầm lầy vẫn tỏa ngát hương thơm. Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương như vậy. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ suốt mấy chục năm sống ngay trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mĩ xâm lược, vậy mà “ông cố vấn” vẫn nguyên vẹn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Ông đã vượt qua vô vàn thử thách, hiểm nguy để theo đuổi đến cùng lí tưởng cách mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Gần gũi hơn, quen thuộc hơn là gương sáng của các bạn nhỏ nhà nghèo mà hiếu học. Có bạn ngày ngày vượt hàng chục cây số đèo dốc, rừng núi đến trường. Có bạn mồ côi cha mẹ, sống cơ cực, thiếu thốn trăm bề vẫn phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để học tốt, học giỏi. Không ít những anh chị sinh viên vừa làm vừa học, vừa rèn luyện bản lĩnh để vững vàng bước vào đời... Điều đáng nể phục là họ đã chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng được chính mình.

Ngược lại, có những người hoàn cảnh sống hoàn toàn thuận lợi, tốt đẹp nhưng bản thân lại chẳng ra gì. Sinh ra trong gia đình giàu sang, thừa thãi bạc tiền, danh vọng, họ không phải lo lắng, bươn chải để mưu sinh mà chỉ việc học cho tốt, sống cho tốt. Thế nhưng họ lại sớm sa ngã bởi những thú ăn chơi sa đoạ như tiêu xài hoang phí, nay vũ trường mai quán rượu, rồi hút chích ma túy, điên cuồng đua xe gây tai nạn trên đường phố mà nhóm thanh niên đua ôtô tốc độ cao vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Như vậy là họ đã tự nhuộm đen nhân cách của mình.

Ngày nay, trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang sống, vẫn còn một số người vì nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn những dục vọng vật chất. Vì vậy, trong quan hệ ta phải thận trọng, sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Tuy vậy, đối với người chưa tốt, không phải chúng ta một mực xa lánh họ để họ buông xuôi trước cái xấu. Những năm gần đây, vòng tay nhân ái của cộng đồng đã cưu mang nhiều số phận lỡ bước sa chân vào con đường tăm tối của các tệ nạn, giúp họ trở về cuộc sống lương thiện, thành người hữu ích cho xã hội.

“Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là hãy không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Hãy tránh xa bóng tối của những cám dỗ xấu xa; chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

Bình luận (0)
TD
17 tháng 1 2017 lúc 16:41

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Bình luận (0)
TD
17 tháng 1 2017 lúc 16:41

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bình luận (0)
TQ
17 tháng 1 2017 lúc 17:18

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
TQ
17 tháng 1 2017 lúc 17:19

Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nội dung mà nó thể hiện thật sâu sắc, một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn thì chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, ý kiến này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù có sống giữa trăm nghìn người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, nhưng cũng có những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn giữ được những nét tính cách đáng quý của mình như bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hôi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.

Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của môi trường sống, môi trường sống như thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì thế cha mẹ vẫn thường dạy con “chọn bạn mà chơi” hay “chọn mặt gửi vàng” khuyên con mình hãy biết lựa chọn những người bạn tuy rằng không thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ không ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn giữ được giá trị và tính đúng đắn của nó, câu tục ngữ mang đến một bài học quý báu, khuyên răn con người nên biết chọn lựa bạn bè một cách đúng đắn từ đó tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để củng cố những phẩm chất tốt của bản thân và nâng cao tầm hiểu biết.

Bình luận (0)
TQ
17 tháng 1 2017 lúc 17:20

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bình luận (0)
NM
18 tháng 1 2017 lúc 20:35

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
NL
9 tháng 2 2018 lúc 23:21

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi ), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!thanghoa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PV
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết