Văn mẫu lớp 7

PV

Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau:

Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh, thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em

Lập dàn ý chi tiết

VT
20 tháng 2 2020 lúc 11:38

Tham khảo dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
a. Đối với gia đình
- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
- Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp

III. Kết bài: nêu cảm nhận về câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
20 tháng 2 2020 lúc 10:53

1, Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

- Nêu vấn đề

2, Thân bài

a, Giải thích

- Giải thích từng từ ngữ: "mực","đen","đèn","sáng".

Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

b, Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ, dễ hiểu

"Gần....gần"

c, Chứng minh

- Jack Ma, Bin gate,...

- Những người mắc nhiều lỗi sai trong cuộc sống

d, Bình luận

- Ông cha ta đã căn dặn "Chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học". Nếu chúng ta chơi đúng bạn, chơi với những người bạn tốt thì chúng ta sẽ trở thành người tốt. Nếu chúng ta học những người thầy giỏi chúng ta sẽ trở thành nhân tài của đất nước.

- Việc chọn bạn tốt, thầy tốt, môi trường tốt sẽ rất có lợi cho sự phát triển của chúng ta.

- Tuy nhiên, có những bạn không chơi với bạn tốt, được học trong môi trường tốt nhưng họ vẫn giỏi bởi lẽ họ biết cách làm cho mình hơn người khác.

- Bạn có giỏi hay không, tốt hay xấu đều do bạn quyết định, yếu tố khách quan chỉ là ngoại lệ.

e, Liên hệ

3, Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KD
20 tháng 2 2020 lúc 11:11

MB:

- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, nhân cách mỗi người.

- Người xưa đã đúc kết: gần mực thì đen gần đèn thì rạng

- Nhưng có bạn lại bảo: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rang.

TB:

a/ Giải thích:

+ Mưc: là thỏi mực màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán.

Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực

+ Đèn: là vật để thắp sáng →tượng trưng cho những điều tốt.

+ Ý nghĩa câu tục ngữ:

- Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống chưa tốt thì con người sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu đó.

- Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được những điều hay, lẽ phải.

+ Ý nghĩa câu nói của bạn:

- Khẳng định hoàn cảnh sống là tức yếu.

- Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định.( dẫn chứng )

b/Nâng cao mở rộng vấn đề:

+ Quan heejtrong gia đình:

- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.

- Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng.( dẫn chứng)

+ Quan hệ xã hội:

- Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu.( dẫn chứng )

- Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi những điều hay.( dẫn chứng )

- Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp họ tiến bộ.( dẫn chứng )

KB:

- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống.

- Rút ra bài học cho bản thân.

Chúc bạn học tốt!!!hihi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
CN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
HR
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết