Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh- Phạm Đình Hổ

TG

Cuộc sống ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại hầu cận được miêu tả như thế nào???

HL
26 tháng 9 2017 lúc 13:53

Chúng đc miêu tả qua những việc và cảnh sau:

- cho xây dựng nhiều cung điện đình đài khắp nơi

=> Tốn kém công sức, tiền của

- những cuộc dạo chơi của Chúa bên bờ tây hồ diễn ra thường xuyên ( 3-4 lần/ tháng ), huy động rất đông kẻ hầu người hạ, bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, vô bổ, tốn kém.

- tìm thu vật phụng thủ, thực chất là cướp đoạt của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa.

=> Sự vc cục thể, chân thực, khách quan, miêu tả tỉ mỉ và liệt kê gây ấn tượng.

- cảnh trong phủ chúa đc mtả là 1 khu vườn đầy trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, tô điểm bến bể đầu non => Ăn chơi xa hoa, sống trên nước mắt, máu và mồ hôi của nhân dân. :V

Bình luận (0)
H24
18 tháng 9 2019 lúc 7:40

Sự ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu dân lành của bọn quan lại hầu cận được tái hiện qua đoạn trích là:

Cuộc sống của chúa là cuộc sống giàu sang đến tột đỉnh.

- Chúa cho xây nhiều cung điện, đền đài ở khắp mọi nơi, để thoả ý thích chơi đèn đuốc “ngắm cảnh đẹp”, ý thích đó biết bao nhiêu cho vừa, vì vậy “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền, tốn của.

- Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở các li cung (cung điện lâu đài xa kinh thành). Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây hồ được miêu tả tỉ mỉ: Diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất nhiều người hầu hạ “binh lính dàn hầu bốn mặt hồ” – mà Hồ Tây thì rất rộng. Không chỉ là dạo chưoi đơn thuần, mà còn là nghi lễ tiếp đón tưng bừng, độc đáo, những trò chơi lố lăng (tổ chức hội chợ, cho quan nội thần cải trang thành đàn bà bày bán hàng), chùa Trấn Quốc, nơi linh thiêng của phật giáo cũng trở thành nơi hoà nhạc của bọn nhạc công cung đình.

- Dùng quyền lực để tìm và cướp lấy các của quý trong thiên hạ như trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch… (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá có hình dáng kỳ lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tô điểm cho nơi ở của chúa.

Từ đó em hiểu thái độ của tác giả rất căm phẫn những người đứng đầu của thời đại xưa và cảm thấy thương xót cho những người dân thời phong kiến phải chịu nỗi uất ức sống không bằng chết

uộc sống của chúa là cuộc sống giàu sang đến tột đỉnh.

- Chúa cho xây nhiều cung điện, đền đài ở khắp mọi nơi, để thoả ý thích chơi đèn đuốc “ngắm cảnh đẹp”, ý thích đó biết bao nhiêu cho vừa, vì vậy “việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền, tốn của.

- Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở các li cung (cung điện lâu đài xa kinh thành). Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây hồ được miêu tả tỉ mỉ: Diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất nhiều người hầu hạ “binh lính dàn hầu bốn mặt hồ” – mà Hồ Tây thì rất rộng. Không chỉ là dạo chưoi đơn thuần, mà còn là nghi lễ tiếp đón tưng bừng, độc đáo, những trò chơi lố lăng (tổ chức hội chợ, cho quan nội thần cải trang thành đàn bà bày bán hàng), chùa Trấn Quốc, nơi linh thiêng của phật giáo cũng trở thành nơi hoà nhạc cua rbọn nhạc công cung đình.

- Dùng quyền lực để tìm và cướp lấy các của quý trong thiên hạ như trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch… (chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá có hình dáng kỳ lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tô điểm cho nơi ở của chúa.

Từ đó em hiểu thái độ của tác giả rất căm phẫn bọn vua chúa, quan lại thời xưa và cảm thấy thương xót cho những người sống trong thời đại phong kiến phải chịu nỗi uất ức sống không bằng chết

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
DH
18 tháng 9 2019 lúc 7:50

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả qua những chi tiết cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở khắp nơi , hao tiền tốn của không biết bao nhiêu mà kể… Những cuộc dạo chơi của chúa được miêu tả tỉ mị; diễn da thường xuyên, đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí, lố lăng, tốn kém… Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa. Lời văn ghi chép sự việc rất chân thực, cụ thể, khách quan, có liệt kê và miêu tả tỉ mị vài sự việc nổi bật để khắc họa ấn tượng… Kết thúc đoạn miêu tả, tác giả nói: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Đó là những từ ngữ bộc lộ kín đáo cảm xúc, thái độ chủ quan của tác giả. Cảnh thưc được miêu tả ở những khu vườn trong phủ chúa được bày vẽ, tô điểm, những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
OL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết