Văn bản ngữ văn 8

HN

cuộc ngắm trăng diễn ra trong điều kiện không bình thường nhưng lại thuộc về nhu cầu rất bình thường của Bác , theo em nhu cầu ấy là gì ? Nhu cầu ấy phản ánh vẻ đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác . Qua bài thơ Ngắm Trăng

KV
14 tháng 4 2017 lúc 20:06

Bác luôn muốn cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên , cảm nhận ánh sáng của sự tự do bên ngoài , sự yên bình . Tâm hồn Bác cao đẹp , , Bác yêu thiên nhiên vô cùng , yêu cả sự tự do . Tinh thần thì luôn lạc quan dù trong cảnh ngục tù .

P/S : Ý kiến riêng của mình thôi , mong giúp được bạn điều j đó !!!

Bình luận (0)
NM
14 tháng 4 2017 lúc 20:18

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.

Đó là tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Dẫu bị giam cầm xiềng xích, thân thể bị đoạ đày nhưng không ai có thể giam hãm được tinh thần của Người. Không những thế, trong nhà ngục, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn thi sĩ của mình bay bổng, vượt ra ngoài nhà lao đến với thiên nhiên, với người bạn trăng tri kỷ. Mở Nhật kí trong tù mấy ai không cảm thấy thích thú và xúc động bồi hồi khi đọc đến bài thơ Ngắm trăng.

Bài thơ được mở đầu bằng những lời miêu tả rất chân thành hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Mỗi câu thơ nêu lên một tình huống. Câu thứ nhất: nhà tù – không rượu – không hoa. Đó là sự thiếu thốn vật chất. Điệp từ không cất lên hai lần làm tăng thêm ý thơ. Sự thật là, sống trong tù, người tù thiếu nhiều thứ, kể cả những nhu cầu tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nước uống, giường nằm, chăn đắp. Trong nhiều bài thơ khác, Bác đã nói về điều đó, ở câu thơ này không rượu, không hoa là lời giãi bày tâm sự về hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp mời gọi của đêm trăng. Tâm sự ấy thanh cao quá, vượt trên cái hiện thực nhà tù, trên cả những thiếu thốn vật chất bình thường, đời thường. Câu thơ thứ hai: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ nói rõ thêm tâm sự của Bác. Ta nhận thấy dường như người tù ấy đã thực sự quên ngục tù, quên cái hiện thực tăm tối để hướng tới ánh sáng, thưởng thức cảnh đẹp, đón chào trăng sáng. Chỉ hai câu thơ mở đầu, ta được thấy hồn thơ của Bác chân thành biết bao, mở rộng biết bao. Đêm nay, trong sự cô đơn trống vắng ở nhà lao, Bác lại được người bạn trăng tìm đến.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Bác đã chào đón người bạn trăng như vậy đấy – không rượu, không hoa chỉ có… đôi mắt nhìn nhau và tấm lòng hướng tới. Song kì diệu hơn nữa là cái tư thế ngắm trăng, cái hoàn cảnh gặp gỡ của đôi tri âm, tri kỉ. Đọc ở nguyên bản chữ Hán, ta càng thấy rõ đặc điểm của cuộc gặp gỡ này, cũng đã hiểu sâu nghệ thuật cấu trúc câu thơ tả thực, rất thực của tác giả.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia Nhân (người) 1 minh nguyệt (trăng sáng) rồi nguyệt (trăng) – thi gia (nhà thơ) đứng ở hai đầu câu thơ, cách ngăn bởi song tiền, song khích (song sắt). Câu trên: người vượt qua song sắt để ngắm trăng sáng, thưởng thức và chia sẻ với trăng vẻ đẹp của đất trời, sự phóng khoáng của tự do. Câu dưới: Trăng xuyên song sắt nhà tù để ngắm nhìn, đáp lại, cũng để chia sẽ, an ủi người. Phép tu từ nhân hóa khiến trăng trở nên gần gũi với con người, có tâm hồn, thực sự thành bạn bè, tri kỉ, tri âm với Người. Vậy là, người chăm chú ngắm trăng vì yêu trăng. Nhưng trăng cũng rất yêu và thương Người nên đã mê mải ngắm Người. Cả hai đều thanh thản, ung dung vượt qua song sắt, chiến thắng ngục tù đến với nhau bằng sức mạnh của tình yêu – yêu ánh sáng, cái đẹp và tự do. Và kì lạ thay, dưới đôi mắt trong của minh nguyệt không phải người tù hoặc một người bình thường nào khác mà là một thi gia (nhà thơ). Sự thay đổi cách dùng từ người ở câu trên thành nhà thơ ở câu dưới cũng là câu kết, lời kết của bài thơ đâu phải ngẫu nhiên. Đó là sự hóa thân kì diệu, là giây phút tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ. Trước ánh trăng sáng, Hồ Chí Minh đã cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, vẻ thanh cao của trăng như những nhà thơ xưa (Nguyễn Trãi, Lí Bạch…) đồng thời còn thấy thêm vẻ đẹp, sức sống của con người. Mặc dầu con người đang sống giữa gông xiềng. Bài thơ mở ra là hình ảnh nhà tù với biết bao thiếu thốn, giữa bài thơ là trăng sáng – đến cuối bài là hình ảnh con người trong thân phận bị giam cầm giữa song sắt đã thành nhà thơ đang say sưa mơ mộng… Hình ảnh, âm điệu, ngôn từ cứ sáng dần, đẹp lên, chan chứa một niềm vui, niềm lạc quan. Thơ Bác Hồ giống Đường thi ở cái dáng vẻ bên ngoài, nhưng rất khác ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong. Đó là tâm hồn thi sĩ trong con người chiến sĩ luôn hòa quyện vào nhau. Bài thơ Ngắm trăng là bài thơ đặc sắc trong tập Nhật kí trong tù của Bác. Chỉ bốn câu tứ tuyệt mà Bác đã thể hiện cả một ý chí, một tinh thần lạc quan, một tình yêu thiên nhiên sâu đậm, một sức sống và một khát vọng tự do. Nói khác đi, đó chính là một khúc hát tự do của người tù mang phong cách chiến sĩ. Bài thơ để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.  Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, bài nào cũng thấm đượm tình cảm con người, tình yêu tự do, tình yêu thiên nhiên tha thiết của một người chiến sĩ đồng thời là một người nghệ sĩ. Vì thế mỗi bài thơ đều trở thành một bài học triết lý về nhân sinh, tinh thần làm chủ trong mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng. Thơ Bác thường nói về trăng như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. Nhưng đó là ngắm trăng ờ rừng chiến khu Việt Bắc. Ngắm trăng như bài Vọng nguyệt mới là dịp ngắm trăng đặc biệt. Bác Hồ ngắm trăng trong cuộc sống khác mọi người, cuộc sống lao tù. Mở đầu bài thơ là một thực trạng:
Trong tù không rượu cũng không hoa. Nhưng đối lập với cảnh trong lao tù, ở bên ngoài là một đêm trăng đẹp (lương tiêu). Thế là một câu hỏi như một bài toán được đặt ra một cách rất tự nhiên: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?, nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Ngắm trăng thường phải có rượu và hoa. Đó là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, thưởng thức hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây trong lao tù này làm sao có rượu có hoa để thưởng thức ánh trăng. Câu hỏi tự nhiên ấy cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng thức cái đẹp của Bác. Câu thơ thứ hai dịch là Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã bỏ mất câu hỏi nên làm mất đi cảm giác băn khoăn của nhân vật trữ tình. Đọc lại câu thơ Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, ta thấy là một câu hỏi băn khoăn với người đọc, nhưng đối với Bác là một câu hỏi tu từ để nhấn mạnh cách giải quyết tối ưu của mình. Ánh trăng thanh khiết, vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra ngoài chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế là mặc thiếu thốn vật chất, mặc cho bốn bức tường giam chật hẹp, mặc cho song sắt của cửa sổ nhà tù, tất cả không ngăn được cảm xúc mênh mông của Bác. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn nguôi của mình. Câu thơ như một lời thì thầm tâm sự. Sự thể lộ giãi bày chân thành tự do trong tâm hồn sâu thẳm của Người được trăng cảm động và sẻ chia: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra, ánh trăng không phải là vô tình mà thấu hiểu được hoàn cảnh ngắm trăng của Bác, tạo điều kiện để cùng Bác giao hòa. Từ nhòm thể hiện sự chủ động của ánh trăng tìm đến Bác. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Trong hoàn cảnh khác thường nên cách ngắm trăng trong tù cũng khác thường. Người tù lúc này muốn ngắm trăng phải hướng ra ngoài cửa sổ, còn trăng muôn ngắm nhà thơ phải theo vào qua khe cửa. Vậy là người và trăng đều có hai sự vận động. Người hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trăng, còn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ. Hai sự vận động có thể nói đều là cuộc vượt ngục về tinh thần và khi vượt ngục thì trăng và người đều được tự do để đến với nhau. Điều băn khoăn đến đây đã được Bác giải đáp một cách thỏa đáng. Bài thơ không những thể hiện tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn nghệ sĩ hết mức nhạy cảm mà còn thể hiện một triết lý nhân sinh, một hành động đúng qui luật để được hưởng tự do trong mọi hoàn cảnh của Bác. Trong hai câu thơ, Bác vừa sử dụng nghệ thuật đăng đối tài tình vừa sử dụng nghệ thuật nhân hóa đúng lúc làm cho trăng và người trở nên gần gùi, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ và cùng hành động như nhau, cùng vượt qua song sắt của nhà tù đế đến với nhau. Ở đây trăng và người đều là sự hóa thân của Bác, sự hóa thân của một tâm hồn vừa là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ yêu tự do, chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục nào ngăn cản được. Bài thơ thật tự nhiên, giản dị mà thật triết lý. Cả bài thơ không hề nói đến một chữ tự do nào nhưng lại toát lên một tâm hồn rất tự do, luôn làm chủ được hoàn cảnh của Bác. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn tự do, một nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh .
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết