Cũng trong bài thơ trên, ở khổ thơ thứ ba tác giả viết:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phép châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp trình bày cảm nhận
của em về hình ảnh người lính lái xe kiên cường, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi được thể hiện trong
khổ thơ trên trên. Trong đoạn văn, em có sử dụng câu cảm thán và thành phần phụ chú (gạch
chân, chú thích rõ câu cảm thán và thành phần phụ chú)
Dàn bài nha:")
MĐ:
- Giới thiệu tác phẩm trên.
Ví dụ: dẫn một câu nói về văn thơ, trên hành trình khám phá tìm cái đẹp,...
TĐ:
- Nội dung chính của đoạn thơ trên:
+ Sự gian khổ, khó khăn của người lính lái xe.
+ tinh thần lạc quan, yêu đời, của anh lính.
- Phân tích:
+ Tinh thần lạc quan yêu đời của người lính:
-> những chiếc xe không có kính thì đương nhiên trên quãng đường Trường Sơn sẽ có bụi, có gió, lại có mưa.
--> mặt họ lấm hết bụi, phun tóc trắng như người già vậy nhưng họ đối đầu với hoàn cảnh đó ra sao?. Họ vẫn làm chủ, họ vẫn không sao cả thậm chí trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nguy hiểm gần kề bên mưa bom bão đạn ấy họ vẫn cười haha.
=> Một tinh thần kiên cường, bất khuất, một ý chí dũng cảm lại rất vẻ lạc quan của những người lính. Họ không sợ bất kì điều gì - chuẩn bị đối mặt với mọi thứ có thể đến. (câu có thành phần phụ chú)
+ Tinh thần yêu nước của người lính:
-> Do đâu mà người lính lại vẫn lạc quan như thế, bị mưa xối vào tuôn vào như ngoài trời mà vẫn "chưa cần thay .. gió lùa mau khô thôi". Đó là nhờ tinh thần yêu nước cao đẹp của họ.
--> Ôi, sự yêu nước của những người lính đã tạo ra cho họ một ngọn lửa hừng hực trong tim mình! (câu cảm thán). Phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: họ không sợ phải đương đầu với những khổ khó gì, vì một lý tưởng tự do độc lập của tổ quốc những người lính lái xe sẵn sàng chịu khổ.
=> Tự hào tấm lòng yêu nước của ông cha ta.
KĐ:
- Tổng kết lại vấn đề.
+ Hình ảnh người lính lái xe trẻ trung, năng động, hài hước, dũng cảm....