Tập làm văn lớp 9

NL

Cùng đề tài tình mẹ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
''...Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi theo yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...''
(Con cò-Chế Lan Viên)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
''... Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trơi của mẹ em nằm trên lưng...''
(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm)
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật trong 2 đoạn thơ trên. Chỉ ra nét độc đáo trong cách sử dụng phép tu từ đó của mỗi tác giả.
Help me! T-T
khocroikhocroi

LP
26 tháng 10 2016 lúc 21:41

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.

Bình luận (3)
LP
26 tháng 10 2016 lúc 21:58

+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
RM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
A9
Xem chi tiết