“Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng c...
Đọc tiếp
“Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”
(Trích Bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, 2005)
Câu 1. Steve Jobs nhìn nhận cái chết như thế nào (lưu ý: nhận xét chứ không trích lại lời văn)? Việc nhắc đến cái chết là để nhấn mạnh điều gì?
Câu 2. Theo anh/chị, nếu “để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn” thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Câu 3. Trong câu: “Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống” sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.