Có ý kiến cho rằng : Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường cảm xúc và suy nghĩ trước những chuyện lớn nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như dừng lại.
Hãy làm rõ cái điều lắng sâu và dường như dừng lại ấy ở Nguyễn Duy qua việc phân tích bài thơ Ánh Trăng.
p/s:M.n chuyên văn giúp em mới ạ :((
GỢI Ý CHUNG:
A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề.
- Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, sau 1975 vẫn sáng tác bền bỉ và thành công. Nhận định nêu rõ những vấn đề cuộc sống, cả những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, thoáng qua.
- Bài thơ “ Ánh Trăng” ra đời năm 1979, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời gian 3 năm sống trong hòa bình đủ để người ta quen với cuộc sống tiện nghi, hiện đại, không phải là ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Sự vô tình dễ có có ấy ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua nhưng ở Nguyễn Duy nó lắng sâu và dường như dừng lại. Nguyễn Duy sáng tác “ Ánh Trăng” để thể hiện cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình, những suy nghĩ sâu lắng về lẽ sống thủy chung.
B. Phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bài thơ mang dáng dấp của 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian hồi nhỏ, hồi chiến tranh, hồi về thành phố, thình lình đèn điện tắt, vội bật tung cửa sổ,…Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng bộc lộ cùng dòng tự sự này. Giọng thơ là giọng tâm tình khi tự nhiên, mộc mạc, lúc thiết tha, thấm thía.
- Theo dòng thời gian, theo mạch kể, hình ảnh vầng trăng hiện lên cùng với những kỉ niệm, tâm tư tình cảm của nhà thơ.
+ Suối tuổi thơ và những năm tháng chiến tranh, vầng trăng là một hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, trong sáng, là người bạn tri kỉ. ( Phân tích không gian bao la, khoáng đạt giữa thiên nhiên “ trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” để làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng của vầng trăng và tình cảm gắn bó sâu nặng ngỡ không bao giờ phai nhạt của nhà thơ.
+ Sau chiến tranh, trong cuộc sống tiện nghi ở thành phố, vầng trăng đã bị lãng quên, trở thành xa lạ. ( Phân tích sự thay đổi có tính chất tất yếu của hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi của tình cảm con người. Tác giả dùng lối kể tự nhiên, ngắn gọn “ Từ hối về thành phố,quen,….” Và chọn chi tiết cụ thể mà giàu sức khái quát. Chỉ 1 chi tiết đèn điện cửa gương đủ để giới thiệu không gian thành phố - không gian của cuộc sống tiện nghi, hiện đại – không gian đầy ánh sáng. TRong không gian ấy, dễ thấy không mấy ai cần và chú ý tới sự có mặt của trăng. Vầng trăng bị lãng quên, trở thành người dưng qua đường. Cần đặt 2 từ “ tri kỉ” và “ người dưng” trong thế đối ánh để thấy rõ sự thay đổi này.
- Tình huống bất ngờ khiến nhà thơ có dịp đối mặt với vầng trăng, với quá khứ để có phút giây giật mình, rút ra bài học về nhận thức và lẽ sống.
+ Tính chất bất thường của sự việc ( đèn điện tắt) và sự xuất hiện tự nhiên mà bất ngờ của vầng trăng ( chú ý các từ thình lình, đột ngột ).
+ Những cảm xúc thiết tha, sâu nặng và bao kỉ niệm được khơi dậy truwocs sự xuất hiện của vầng trăng ( chú ý: không gian phố phường hiện đại, tư thế đối diện trong lặng im, trạng thái rưng rưng xúc động và dòng hồi tưởng tiếp nối mênh mang được gợi lên qua điệp khúc : như là đồng là bể, như là sông là rừng…)
+ Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng của bài thơ:
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh, kể chi người vô tình, ánh trăng im phăng phắc…vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.
Trăng tượng trương cho quá khứ đẹp dễ, vẹn nguyên, không đổi thay, ánh trăng gợi sự độ lượng, sự nghiêm khắc…Và cái giật mình thức tỉnh ở cuối bài thơ tạo thành 1 kết thúc mở, gợi nhiều lien tưởng suy ngẫm. Giật mình vì trót vô tình, giật mình để nhớ quá khứ tình nghĩa, để nhắc nhở về lối sống thủy chung.
C. Đánh giá chung:
– Khái quát ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống.
- Từ câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt, thoáng qua Nguyễn Duy đã đặt ta vấn đề mang chiều sâu tư tưởng và triết lí: Thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, lối sống ân nghĩa, thủy chung ( với đất nước, nhân dân và với chính mình ).
Nguồn : Linh Phương. Chúc bạn học tốt!
- Vấn đề có tính đạo lí, tính giáo dục nhưng lại được thể hiện 1 cách thấm thía, có sức truyền cảm,sức thuyết phục nhờ giọng điệu tâm tình tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 yếu tố tự sự, trữ tình và nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu cảm.
Linh PhươngNgô Hoàng AnhHoàng Minh NguyệtNguyễn Trúc GiangThảo Phương
Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.- Ông viết bài thơ Ánh trăng năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người lính trở về để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. Tác phẩm in trong tập thơ cùng tên – tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình: Là tất cả những gì đang diễn ra, hiện hữu hàng ngày xung quanh cuộc sống con người; Chuyện thoáng qua: Những cái không mấy ai quan tâm, để ý; Lắng sâu, đọng lại: Thấm sâu, in đậm trong trí nhớ, trong tâm tưởng. Nguyễn Duy thường hướng cảm xúc, suy nghĩ tới tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống con người, kể cả những điều không mấy ai quan tâm. Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua ấy lại trở thành những điều sâu sắc, in đậm trong tâm tưởng không thể phai mờ, buộc ta phải suy ngẫm.Nguyễn Duy hướng cảm xúc tới tất cả những gì đã, đang diễn ra, hiện hữu xung quanh mình.- Đó là những tháng năm tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể.- Là quãng thời gian gắn bó với chiến trường.- Là lúc về sống nơi phố phường, quen với ánh điện, cửa gương.- Giữa muôn vẻ ấy của cuộc sống là hình ảnh vầng trăng, hình ảnh bình dị, đơn sơ quen thuộc của thiên nhiên.Tuy nhiên qua thơ ông, những cái tưởng như thoáng qua ấy lại lắng sâu, đọng lại thành những điều lớn lao, buộc ta phải suy ngẫm.
Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.- Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.- Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành vầng trăng tình nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.- Đất nước hòa bình, hoàn cảnh thay đổi, con người được sống sung túc đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại. Lúc này vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh được một sự thực trong xã hội hiện đại.- Gặp lại vầng trăng trong một tình huống đặc biệt, nhà thơ chợt rưng rưng cái rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; ân hận, ăn năn ,tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng