Văn bản ngữ văn 8

VY

Có ai biết các nhà văn, nhà thơ có sáng tác trước năm 1975 và quê ở Phú Thọ? cả năm sinh, mất, bút danh, tác phẩm?

TS
27 tháng 11 2018 lúc 21:52

NGỌC BÁI
Sinh ngày 1-5-1943 tại Yên Bái. Quê Vũ Yên, Thanh Ba, Phú Thọ. Nhập ngũ thời kì kháng chiến chống Mĩ, phụ trách văn hoá văn nghệ thuộc Phòng Chính trị Quân khu II. Tốt nghiệp Đại học Văn hoá, theo học Trường Viết văn Nguyễn Du ( khoá II ). Nay là Chủ tịch Hội Văn nghệ, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Yên Bái.
Đã xuất bản : Trầm tĩnh cánh rừng ( 1990 ); Thấp thoáng bóng mình ( 1991 ); Thời áo lính ( 1993 ); Thạch thảo miền rừng ( 1994 ); Những con đường đất đã qua ( 1996 ) ...
- PHẠM TIẾN DUẬT
Sinh ngày 14-1-1941. Quê quán : Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhập ngũ, công tác tại Ban tuyên huấn binh đoàn 559. Sống và viết trong chiến tranh chống Mĩ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều năm là biên tập viên thơ báo Văn nghệ. Hiện công tác tại Hội Nhà Văn Việt Nam.
Đã xuất bản : Vầng trăng vầng lửa ( 1970 ); Thơ một chặng đường ( 1971 ); Ở hai đầu núi ( 1981 ); Nhóm lửa ( 1996 ) ...
- NGUYỄN THÁI VẬN
( 1941-1991 )
Sinh ngày 2-7-1941. Quê quán : Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ. Mất ngày 14-11-1991.
Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Dạy học ở Cao Bằng rồi về Hà Nội, công tác tại Bộ Giáo dục, phóng viên báo Người giáo viên nhân dân ( nay là báo Giáo dục và thời đại ), chuyên viên rồi Phó trưởng ban biên tập sách văn học tại Nhà xuất bản Lao động.
Đã xuất bản : Cánh đồng của mẹ ( 1977 ); Lặng im tôi yêu ( 1984 ); Thức dậy một loài hoa ( 1986 ); Tuyển thơ Nguyễn Thái Vận ( 1992 ).
- NGUYỄN TRỌNG TẤN
Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1949 ở một làng quê nghèo, thôn Phù Phong, Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ.
Nguyễn Trọng Tân, cho in tác phẩm đầu tay vào cuối những năm 1970; truyện ngắn "Đốm lửa sau cánh rừng". Nhưng phải mười năm sau anh mới thực sự gắn bó đời mình với nghiệp văn. Trong khoảng hơn chục năm anh đã cho ra mắt bạn đọc một loạt truyện ngắn, đăng tải trên các tờ báo lớn: Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Người Hà Nội... và xuất bản 9 tác phẩm: gồm 3 tiểu thuyết, 6 tập truyện và ký: Ngọn lửa Yên Ninh (1982); Chuyện buồn thời con gái (1988); Quyền lực xám (1989); Thương nhau (1989), Trang gia phả viết bằng vôi (1991); Một thời để nhớ (1992); Đò chiều (1996); Những mẩu chuyện Thụy Điển (1998); Mườí năm... (2000). Với tư cách một nhà báo, Nguyễn Trọng Tân còn đặc biệt nặng nợ với thể loại điều tra và nó cũng đưa anh trở thành một trong số những cây bút phóng sự được nhiều người biết tới với các bút danh: Trọng Tân, Nguyễn Lê My, Nam Liên, Phù Việt Trang...

Bình luận (1)
AQ
28 tháng 11 2018 lúc 19:35

Kết quả hình ảnh cho nha van pham tien duat
Phạm Tiến Duật (14 tháng 1 năm 1941 - 4 tháng 12 năm 2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam
Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Kết quả hình ảnh cho nha van pham tien duat

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Kết quả hình ảnh cho nha van pham tien duat

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây".

Những tập thơ chính:

Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
Nhóm lửa (thơ, 1996)
Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)
Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn'.

Bình luận (1)
VH
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

PHẠM TIẾN DUẬT (1941-2007)----THỊ XÃ PHÚ THỌ---VẦNG TRĂNG QUẦNG LỬA(1970),TIẾNG BOM VÀ TIẾNG ỮCHUÔNG CHÙA

NGUYỄN HỮU NHÀN(1938)----XÃ TỨ XÃ, LÂM THAO---GIÓ THỔI QUA RỪNG(2002)
TRỊNH HOÀI ĐỨC(VÂN HUYỀN)(1945)------THỤY VÂN,VIỆT TRÌ ----THẢ LÊN VÒM NHỚ(2002)
NGÔ NGỌC BỘI(NGÔ NGỌC)(1928)---XÃ PHÚ KHÊ-HUYỆN CẨM KHÊ ----CHỊ CẢ PHÂY(1936),NỢ ĐỒI (1984)
ĐÀO NGỌC TRUNG(1939) ---XUÂN HUY ,LÂM THAO----HÀNH HƯƠNG VỀ NÚI TỔ
KIM DŨNG(ANH KIM)(1939)---BẠCH HẠC ,VIỆT TRÌ-- LÒNG TAY HÌNH CHÂU THỔ(2004)
NGUYỄN HƯNG HẢI(1959)----HÙNG ĐÔ ,TAM NÔNG- ---CHIỀU KHÔNG NHẠT NẮNG (2002)
TRẦN QUANG QUÝ(1955)----XÃ XUÂN LỘC ,THANH THỦY ----GIẤC MƠ HÌNH CHIẾC THỚT(2003)

HOANG HỮU (HOÀNG HU DŨNG)(1945-1981)----NAM ĐỊNH ----HAI NỬA VẦNG TRĂNG(1981)
NGUYỄN THÁI VẬN(1941-1991)----XUÂN LŨNG LÂM THAO

Bình luận (1)
TA
27 tháng 11 2018 lúc 21:49

Nhiều lắm chứ, lấy ví dụ ngay trong chương trình học của bạn là những văn bản : Tắt đèn, Lão Hạc, ... chắc tác giả bạn cũng biết rồi nhỉ

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
JJ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết