~~~~~~~~~CLB Ngữ Văn lớp 6~~~~~~~~~~
Câu hỏi 1. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên trong các câu sau:
a, Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
b, Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn.
c, Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.
Câu hỏi 2. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh?
Đoạn trích: Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan... Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
Câu hỏi 3. Hoán dụ có gì giống và có gì khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Câu hỏi 4. Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Câu hỏi 1. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên trong các câu sau:
a ) muốn hỏi con gái ta , hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm , 10 tấm luạ đào , 10 con lợn béo , 10 vò rượu tăm đem sang đây.
b)Vua vẽ một thỏi vàng thấy còn nhỏ quá , lại vẽ thêm thỏi thứ hai lớn hơn .
c) Nhân buổi ế hàng , năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau .
Câu hỏi 2. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh?
Phụ ngữ: chưa thể hiện sự lúng túng của người cha, là từ phủ định tương đối. Phụ ngữ: không thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan, là từ biểu thị ý phủ định đối với điều được nêu ra sau đó. Hai phụ ngữ thể hiện thái độ lúng túng, bối rối của người cha và viên quan càng nhiều bao nhiêu thì càng thể hiện sự thông minh tuyệt vời, tài ứng biến nhanh nhạy của em bé bấy nhiêu.Câu hỏi 3. Hoán dụ có gì giống và có gì khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
Khác nhau:
Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau. Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.Ví dụ:
Hoán dụ: "Áo chàm đưa buổi phân ly"
=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
Ẩn dụ: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
(Viễn Phương)
=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
Câu hỏi 4. Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
Trong gia đình, em yêu mẹ nhất ! Các ban có biết vì sao không ? Vì mẹ có một vẻ đẹp tâm hồn đặc biệt, tính cách chan hòa và nhân hậu. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 30 nhưng mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Làn da trắng như bông cùng với khuôn mặt hình trái xoan rất hiền hậu. Mái tóc mượt mà, đôi mô hồng mịn và hàm răng trắng đều. Mẹ có dáng đi rất uyển chuyển nên mẹ làm việc gì cũng nhanh cả. Mẹ thương con cái và chăm sóc cho chúng tôi chu đáo, luôn chung thủy với chồng. Mẹ tôi còn hơn cả cô tiên nữa. Chắc có lẽ, mẹ sẽ không bao giờ nghỉ thương tôi đúng không ? Câu trả lời chỉ có một, mẹ luôn bảo rằng :''Đúng rồi con ạ, mẹ yêu con nhất, thì làm sao bỏ con được'' Và tôi cũng rất tự hào và yêu mẹ nữa.
-So sánh ngang bằng: Làn da trắng như bông cùng với khuôn mặt hình trái xoan rất hiền hậu
-So sánh không ngang bằng: Mẹ tôi còn hơn cả cô tiên nữa.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
đúng thì tick mik nha!