Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 24. Vùng biển Việt Nam

HA

chứng minh vùng biển VN giàu và đẹp

các cậu giúp miình với ạ !

ND
8 tháng 2 2017 lúc 0:22

– Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).

– Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).

Bình luận (1)
LV
7 tháng 2 2017 lúc 20:31

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Tây của Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích hơn một triệu km2 ở trung tâm Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km là nước xếp thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền. Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Tây của Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích hơn một triệu km2 ở trung tâm Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km là nước xếp thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền. Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền trên gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng cả về địa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự. Vì vậy Chỉ thị số 20 – CT/W ngày 22/ 9/1997 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “ Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quan trọng để phát triển của đất nước ta, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNH,HĐH ”

- Về kinh tế:

Tài nguyên vùng biển của ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp khắp các vùng đất liền ven biển, vùng nước ven bờ, các hải đảo và các vùng biển khơi. Vùng biển Việt Nam là cái nôi của các loài sinh vật biển, có khoảng 2040 loài cá, trong đó có 110 loài cá có giá trị kinh tế cao. Về khoáng sản: có trữ lượng dầu khí ước đoán khoảng 105 tỷ thùng dầu lửa, 25 tỷ m3 khí, 370 ngàn tấn phốt phát ở khu vực quần đảo Trường Sa và thềm lục địa. Ngoài ra, biển còn cung cấp nguồn năng lượng gió, thủy triều vô tận. Về giao thông vận tải: biển Việt Nam là nơi có các đường hàng hải quốc tế đi qua từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, đến nhiều hải cảng lớn trên thế giới. Việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng này cho phép tạo nguồn lợi kinh tế to lớn.

Trên 50% dân số nước ta đang sống ở các vùng ven biển, là điều kiện tốt để chúng ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, bao gồm: kinh tế biển khơi, kinh tế ven biển và kinh tế hải đảo. Hiện nay nguồn lợi từ biển mang lại có thể đáp ứng cuộc sống cho hơn 20% dân số nước ta.

- Về chính trị: Biển đã nâng tầm vóc dân tộc Việt Nam sánh với các cường quốc năm châu bởi diện tích mặt nước không nhỏ và dải đất liền hình chữ S cùng với đường bờ biển dài khoảng 3260 km. Ngoài diện tích đất liền hơn 300 ngàn km2, Việt Nam còn có vùng lãnh hải, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế vươn xa trên Biển Đông với hai quần đảo lớn giàu tiềm năng là Hoàng Sa và Trường Sa chiếm hơn 1 triệu km2 . Vị thế dân tộc ta trong kỷ nguyên cả thế giới hướng ra biển khơi ngày càng to lớn, là sự ngưỡng mộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là niềm tự hào chính đáng của mỗi người Việt nam về quê hương giàu đẹp của mình.

- Về quân sự (quốc phòng - an ninh):

Biển Đông có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng – an ninh của Việt Nam. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh nhiều cuộc xâm lược của kẻ thù đối với nước ta đã bắt đầu từ hướng biển. Trong 14 cuộc xâm lược của nước ngoài vào nước ta trong lịch sử đã có 10 cuộc xâm lược bằng đường biển. Do vậy, biển là hướng phòng thủ chiến lược của đất nước ta. Hơn 3.000 hòn đảo ven bờ tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền. Đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước, cảnh báo và bảo vệ đất liền từ xa. Ngược lại, nếu để đối phương chiếm hai quần đảo này, nó sẽ trở thành gọng kìm lợi hại khống chế đất liền của chúng ta. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vận tải biển của ta đã có vai trò đặc biệt, có khi trở thành cách duy nhất trong việc chi viện cho các chiến trường bị cô lập. Huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với đoàn tàu không số (tên gọi thân quen của đoàn 125) của Hải quân Nhân dân Việt nam anh hùng đã mưu trí, sáng tạo, dũng cảm vượt vòng vây kẻ thù vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí vào chiến trường Miền Nam mãi là minh chứng về vai trò của biển trong lĩnh vực quân sự.

Ngày nay, biển càng có ý nghĩa trọng đại và sống còn đối với toàn nhân loại và từng quốc gia dân tộc. Vùng biển hải đảo nước ta là một hướng đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

P/s : Đây chỉ là thông tin thoy nhs , k pải văn đâu !

Bình luận (0)
QD
7 tháng 2 2017 lúc 20:37

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Tây của Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích hơn một triệu km2 ở trung tâm Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km là nước xếp thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền. Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Tây của Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích hơn một triệu km2 ở trung tâm Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km là nước xếp thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền. Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền trên gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng cả về địa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự. Vì vậy Chỉ thị số 20 – CT/W ngày 22/ 9/1997 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “ Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quan trọng để phát triển của đất nước ta, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp CNH,HĐH ”

- Về kinh tế:

Tài nguyên vùng biển của ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp khắp các vùng đất liền ven biển, vùng nước ven bờ, các hải đảo và các vùng biển khơi. Vùng biển Việt Nam là cái nôi của các loài sinh vật biển, có khoảng 2040 loài cá, trong đó có 110 loài cá có giá trị kinh tế cao. Về khoáng sản: có trữ lượng dầu khí ước đoán khoảng 105 tỷ thùng dầu lửa, 25 tỷ m3 khí, 370 ngàn tấn phốt phát ở khu vực quần đảo Trường Sa và thềm lục địa. Ngoài ra, biển còn cung cấp nguồn năng lượng gió, thủy triều vô tận. Về giao thông vận tải: biển Việt Nam là nơi có các đường hàng hải quốc tế đi qua từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, đến nhiều hải cảng lớn trên thế giới. Việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng này cho phép tạo nguồn lợi kinh tế to lớn.

Trên 50% dân số nước ta đang sống ở các vùng ven biển, là điều kiện tốt để chúng ta phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, bao gồm: kinh tế biển khơi, kinh tế ven biển và kinh tế hải đảo. Hiện nay nguồn lợi từ biển mang lại có thể đáp ứng cuộc sống cho hơn 20% dân số nước ta.

- Về chính trị: Biển đã nâng tầm vóc dân tộc Việt Nam sánh với các cường quốc năm châu bởi diện tích mặt nước không nhỏ và dải đất liền hình chữ S cùng với đường bờ biển dài khoảng 3260 km. Ngoài diện tích đất liền hơn 300 ngàn km2, Việt Nam còn có vùng lãnh hải, vùng nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế vươn xa trên Biển Đông với hai quần đảo lớn giàu tiềm năng là Hoàng Sa và Trường Sa chiếm hơn 1 triệu km2 . Vị thế dân tộc ta trong kỷ nguyên cả thế giới hướng ra biển khơi ngày càng to lớn, là sự ngưỡng mộ của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là niềm tự hào chính đáng của mỗi người Việt nam về quê hương giàu đẹp của mình.

- Về quân sự (quốc phòng - an ninh):

Biển Đông có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng – an ninh của Việt Nam. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh nhiều cuộc xâm lược của kẻ thù đối với nước ta đã bắt đầu từ hướng biển. Trong 14 cuộc xâm lược của nước ngoài vào nước ta trong lịch sử đã có 10 cuộc xâm lược bằng đường biển. Do vậy, biển là hướng phòng thủ chiến lược của đất nước ta. Hơn 3.000 hòn đảo ven bờ tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền. Đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước, cảnh báo và bảo vệ đất liền từ xa. Ngược lại, nếu để đối phương chiếm hai quần đảo này, nó sẽ trở thành gọng kìm lợi hại khống chế đất liền của chúng ta. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vận tải biển của ta đã có vai trò đặc biệt, có khi trở thành cách duy nhất trong việc chi viện cho các chiến trường bị cô lập. Huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với đoàn tàu không số (tên gọi thân quen của đoàn 125) của Hải quân Nhân dân Việt nam anh hùng đã mưu trí, sáng tạo, dũng cảm vượt vòng vây kẻ thù vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí vào chiến trường Miền Nam mãi là minh chứng về vai trò của biển trong lĩnh vực quân sự.

Ngày nay, biển càng có ý nghĩa trọng đại và sống còn đối với toàn nhân loại và từng quốc gia dân tộc. Vùng biển hải đảo nước ta là một hướng đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LP
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết