Chương II : Tam giác

MH

cho tam giác MNP vuông tại N(MN>NP). Trên NP lấy trung điểm A. kẻ tia đối của AM và D thuộc tia đối sao cho AD=MA.Chứng minh

a MN=DP

b vẽ MN⊥MP lấy điểm E thuộc tia đối của HN sao cho HN=HE. chuwnmgs minh ΔMNE cân

c cm PE⊥ME

NV
27 tháng 2 2018 lúc 17:29

N M E H P A D

a) Xét \(\Delta MNA,\Delta DPA\) có :

\(MA=DA\) (gt)

\(\widehat{MAN}=\widehat{DAP}\) (đối đỉnh)

\(NA=PA\) (A là trung điểm của NP)

=> \(\Delta MNA=\Delta DPA\left(c.g.c\right)\)

=> \(\text{MN = DP (2 cạnh tương ứng)}\)

b) Xét \(\Delta MNH,\Delta MEH\) có :

\(HN=HE\left(gt\right)\)

\(\widehat{MHN}=\widehat{MHE}\left(=90^o\right)\)

\(MH:Chung\)

=> \(\Delta MNH=\Delta MEH\left(c.g.c\right)\)

=> MN= ME (2 cạnh tương ứng)

=> \(\Delta MNE\) cân tại M.

c) Xét \(\Delta NHP,\Delta EHP\) có :

\(HN=HE\left(gt\right)\)

\(\widehat{NHP}=\widehat{EHP}\left(=90^o\right)\)

\(HP:Chung\)

=> \(\Delta NHP=\Delta EHP\left(c.g.c\right)\)

=> \(NP=EP\) (2 cạnh tương ứng) (*)

Xét \(\Delta MNP,\Delta MEP\) có :

\(MN=ME\) (\(\Delta MNE\) cân tại M)

\(MP:Chung\)

\(NP=EP\) (cmt *)

=> \(\Delta MNP=\Delta MEP\left(c.c.c\right)\)

=> \(\widehat{MNP}=\widehat{MEP}=90^o\) (2 góc tương ứng)

=> \(PE\perp ME\rightarrowđpcm\)

Bình luận (0)
PV
27 tháng 2 2018 lúc 19:10

M N P D A E H

a) Xét tam giác MNA và tam giác DPA , có :

AN = AP ( gt )

AM = AD ( gt )

góc MAN = góc DAP ( đối đỉnh )

=> tam giác MNA = tam giác DPA ( c-g-c )

=> MN = DP ( hai cạnh tương ứng )

Vậy MN = DP

b) Ta có : góc MHN + góc MHE = 180o ( hai góc kề bù ) mà góc MHN = 90o nên góc MHE = 90o

Xét tam giác MHN và tam giác MHE , có :

MH : chung

HN = HE ( gt )

góc MHN = góc MHE ( = 90o )

=> tam giác MHN = tam giác MHE ( hai cạnh góc vuông )

=> MN = ME ( hai cạnh tương ứng )

=> tam giác MNE cân tại M

Vậy tam giác MNE cân

c) Ta có : góc PHN + góc PHE = 180o ( hai góc kề bù ) mà góc PHN = 90o ( gt ) => góc PHE = 90o

Xét tam giác PHN và tam giác PHE , có :

PH : chung

HN = HE ( gt )

góc PHN = góc PHE ( = 90o )

=> tam giác PHN = tam giác PHE ( ai cạnh góc vuông )

=> PN = PE ( hai cạnh tương ứng )

Xét tam giác MNP và tam giác MEP , có :

MN = ME ( chứng minh trên )

PN = PE ( chứng minh trên )

MP : chung

=> tam giác MNP = tam giác MEP ( c-c-c )

=> góc MNP = góc MEP ( = 90o ) hay PE \(\perp ME\)

Vậy PE \(\perp ME\) ( đpcm )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
GM
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết