Chương II : Tam giác

DN

Cho tam giác ABC vuông tại A, gọi M là trung điểm của BC. Gọi D là điểm đối xứng với A qua M
1. Chứng minh \(\Delta AMB=\Delta DMC\)
2. Chứng minh \(AB//CD\)
3. Chứng minh \(AC\perp CD\)
4. Chứng minh \(\Delta ABC=\Delta CDA\)
5. Chứng minh \(AM=\frac{1}{2}BC\)

VT
11 tháng 12 2019 lúc 9:42

a) Vì D là điểm đối xứng với A qua \(M\left(gt\right)\)

=> M là trung điểm của \(AD.\)

=> \(AM=DM.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(AMB\)\(DMC\) có:

\(AM=DM\left(cmt\right)\)

\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) (vì 2 góc đối đỉnh)

\(MB=MC\) (vì M là trung điểm của \(BC\))

=> \(\Delta AMB=\Delta DMC\left(c-g-c\right).\)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta AMB=\Delta DMC.\)

=> \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\) (2 góc tương ứng).

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.

=> \(AB\) // \(CD.\)

c) Theo câu a) ta có \(\Delta AMB=\Delta DMC.\)

=> \(AB=DC\) (2 cạnh tương ứng).

Lại có: \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{DCB}.\)

Xét 2 \(\Delta\) \(ABC\)\(DCB\) có:

\(AB=DC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABC}=\widehat{DCB}\left(cmt\right)\)

Cạnh BC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta DCB\left(c-g-c\right)\) (1).

=> \(\widehat{ACB}=\widehat{DBC}\) (2 góc tương ứng).

Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le trong.

=> \(AC\) // \(BD.\)

Từ (1) => \(\widehat{BAC}=\widehat{CDB}\) (2 góc tương ứng).

\(\widehat{BAC}=90^0\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{CDB}=90^0.\)

=> \(CD\perp BD.\)

\(AC\) // \(BD\left(cmt\right)\)

=> \(AC\perp CD.\)

d) Có 2 cách:

Cách 1:

Ta có: \(AC\perp CD\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{DCA}=90^0.\)

\(\widehat{BAC}=90^0\left(gt\right).\)

=> \(\widehat{BAC}=\widehat{DCA}=90^0.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABC\)\(CDA\) có:

\(\widehat{BAC}=\widehat{DCA}=90^0\)

\(AB=CD\left(cmt\right)\)

Cạnh AC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta CDA\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Cách 2:

\(AB\) // \(CD\left(cmt\right)\)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{CDA}\) (vì 2 góc so le trong).

Xét 2 \(\Delta\) \(ABC\)\(CDA\) có:

\(AB=CD\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABC}=\widehat{CDA}\left(cmt\right)\)

Cạnh AC chung

=> \(\Delta ABC=\Delta CDA\left(c-g-c\right).\)

e) Theo câu d) ta có \(\Delta ABC=\Delta CDA.\)

=> \(BC=AD\) (2 cạnh tương ứng).

Ta có: M là trung điểm của \(AD\left(cmt\right)\)

=> \(AM=\frac{1}{2}AD\) (tính chất trung điểm).

\(AD=BC\left(cmt\right)\)

=> \(AM=\frac{1}{2}BC\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
11 tháng 12 2019 lúc 9:52

Chương II : Tam giácChương II : Tam giác

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết