Ôn tập toán 7

KT

cho tam giác ABC có AB=AC ,Kẻ đường cao AD .Từ D kẻ DN vuông góc với AB ,DM vuông góc với AC

a) cmr AD là đường trung trực của MN

B) Tren tia doi tia DN lay E sao cho DE=DM cmr .CE vuong goc voi DE tại E

c) cho Bc =10 cm ,Dm =3 cm .Tính CE

NN
30 tháng 5 2017 lúc 16:20

A B C E N M D I

a)Xét tam giác ABC cân tại A (AB=AC)

có đường cao AD (gt)

=> AD vừa là đường phân giác vừa là đường trung tuyến của tam giác ABC

Xét tam giác vuông AND và tam giác vuông AMD,có

AD là cạnh chung

góc NAD=góc MAD ( AD là đường phân giác của tam giác ABC)

=>tam giác vuông AND=tam giác vuông AMD (ch-gn)

=>AN=AM(2 cạnh tương ứng)

và ND=MD (2 cạnh tương ứng)

=>AD là đường trung trực của NM

b)Xét tam giác BDN và tam giác CDE, có

ND=DE (gt)

BD=DC (AD là đường trung tuyến của tam giác ABC)

góc BDN = góc CDE (đối đỉnh)

=>tam giác BDN = tam giác CDE (c.g.c)

=>góc BND=góc CED (2 góc tương ứng)

mà góc BND =90 độ (DN vuông góc AB tại N)

=>góc CED =90 độ =>CE vuông góc DE tại E

c)Ta có:DM=DE (cùng = ND)

mà DM= 3 cm

=>DE=3 cm

Ta lại có: DC=1/2 BC (Ad là đường trung tuyến của tam giác ABC)

=>DC=1/2. 10 =5 cm

Xét tam giác DCE vuông tại E có

DC^2 = DE^2 + CE^2 (định lí py ta go)

=>5^2= 3^2 +CE^2

=>CE^2=25-9=16

=>CE=\(\sqrt{16}\) =4 (cm)

Bình luận (0)
HN
31 tháng 5 2017 lúc 8:28

A B C D E M N 1 2

a) \(\Delta ABC\) cân tại A có AD là đường cao đồng thời là đường phân giác

Xét hai tam giác vuông ADM và ADN có:

AD: cạnh huyền chung

\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (do AD là đường phân giác)

Vậy: \(\Delta ADM=\Delta ADN\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow\) AM = AN (hai cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\) \(\Delta AMN\) cân tại A

\(\Rightarrow\) AD là đường phân giác đồng thời là đường trung trực

Vậy AD là đường trung trực của đoạn thẳng MN.

b) \(\Delta ABC\) cân tại A có AD là đường cao đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh BC

\(\Rightarrow\) BD = CD

Xét hai tam giác BMD và CED có:

DM = DE (gt)

\(\widehat{BDM}=\widehat{CDE}\) (đối đỉnh)

BD = CD (cmt)

Vậy: \(\Delta BMD=\Delta CED\left(c-g-c\right)\)

Suy ra: \(\widehat{BMD}=\widehat{CED}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat{BMD}=90^o\)

Nên \(\widehat{CED}=90^o\) hay CE \(\perp\) DE.

c) Ta có: BD = CD = \(\dfrac{BC}{2}=\dfrac{10}{2}=5\left(cm\right)\)

\(\Delta BMD\) vuông tại M, theo định lí Py-ta-go

Ta có: BD2 = BM2 + DM2

\(\Rightarrow\) BM2 = BD2 - DM2

BM2 = 52 - 32

BM2 = 16

\(\Rightarrow\) BM = \(\sqrt{16}=4\left(cm\right)\).

Mà BM = CE (\(\Delta BMD=\Delta CED\))

Do đó: CE = 4 (cm).

Bình luận (0)
HC
30 tháng 5 2017 lúc 16:35

A C D B N M 1 2

a. Xét \(\Delta\perp ADB\)\(\Delta\perp ADC\)

\(\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\left(gt\right)\\AD chung\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta ADB=\Delta ADC\) (cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (2 góc tương ứng)

Xét \(\Delta\perp ADN\)\(\Delta\perp ADM\)

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\left(cmt\right)\\AD chung\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta\perp ADN=\Delta\perp ADM\) (cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}AN=AM\\DN=DM\end{matrix}\right.\) (2 cạnh tương ứng)

\(AN=AM\Rightarrow\) \(A\in\) đường trung trực của đoạn \(MN\)

\(DN=DM\Rightarrow D\in\) đường trung trực của đoạn \(MN\)

\(\Rightarrow AD\) là đường trung trực của đoạn \(MN\)

Chúc pn hc tốt nha!hiu

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
NG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
RB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết