Hình học lớp 7

DN

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy M , trên tia đối của CB lấy N sao cho BM = CN

a) CM : tam giác AMN cân

b) Kẻ BH vuông góc với AM ( h thuộc AM ), CK vuông góc với AN ( K thuộc AN )

CM: BH=CK

c) CM: AH=AK

d ) Gọi O là giao điểm của BH và CK. tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao

e) Khi góc BAC= 60 độ và BM=CN=BC hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định hình dạng của tam giác ABC

Làm nhanh giùm mình nha camon nhìu ạ <3

HA
21 tháng 1 2017 lúc 23:20

a) Vì \(\Delta\)ABC cân tại A nên \(\widehat{ABC}\) = \(\widehat{ACB}\)

Ta có: \(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ABM}\) = 180o

\(\widehat{ACB}\) + \(\widehat{ACN}\) = 180o

=> \(\widehat{ABM}\) = \(\widehat{ACN}\)

Xét \(\Delta\)AMB và \(\Delta\)ANC có:

AB = AC (\(\Delta\)ABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}\) = \(\widehat{ACN}\) (c/m trên)

MB = NC (gt)

=> \(\Delta\)AMB = \(\Delta\)ANC (c.g.c)

=> \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ANM}\) (2 góc t/ư)

Do đó \(\Delta\)AMN cân tại A.

b) Do \(\Delta\)AMN cân tại A

=> \(\widehat{AMN}\) = \(\widehat{ANM}\) hay \(\widehat{HMB}\) = \(\widehat{KNC}\)

Xét \(\Delta\)BHM vuông tại H và \(\Delta\)CKN vuông tại K có:

BM = CN (gt)

\(\widehat{HMB}\) = \(\widehat{KNC}\) (c/m trên)

=> \(\Delta\)BHM = \(\Delta\)CKN (ch - gn)

=> BH = CK (2 cạnh t/ư)

c) Vì \(\Delta\)BHM = \(\Delta\)CKN (câu b)

=> \(\widehat{HBM}\) = \(\widehat{KCN}\) (2 góc t/ư)

Ta có: \(\widehat{ABH}\) + \(\widehat{HBM}\) = \(\widehat{ABM}\)

\(\widehat{ACK}\) + \(\widehat{KCN}\) = \(\widehat{ACN}\)

\(\widehat{HBM}\) = \(\widehat{KCN}\) ; \(\widehat{ABM}\) = \(\widehat{ACN}\)

=> \(\widehat{ABH}\) = \(\widehat{ACK}\)

Xét \(\Delta\)ABH vuông tại H và \(\Delta\)ACK vuông tại K có:

AB = AC (cm trên)

\(\widehat{ABH}\) = \(\widehat{ACK}\) (cm trên)

=> \(\Delta\)ABH = \(\Delta\)ACK (ch - gn)

=> AH = AK (2 cạnh t/ư)

d) Ta có: \(\widehat{HBM}\) = \(\widehat{OBC}\) (đối đỉnh)

\(\widehat{KCN}\) = \(\widehat{OCB}\) (đối đỉnh)

\(\widehat{HBM}\) = \(\widehat{KCN}\) => \(\widehat{OBC}\) = \(\widehat{OCB}\)

Do đó \(\Delta\)OBC cân tại O.

câu e dài lắm, để lúc nào rảnh làm cho,....

Bình luận (3)
PT
21 tháng 1 2017 lúc 23:23

a) Vì \(\Delta ABC\) cân tại A nên ^ABC=^ACB Theo đề bài, ta có: BM=CN

\(\Rightarrow\)BM+BC=CN+BC

\(\Rightarrow\)MC=BN

Xét \(\Delta\)AMC và \(\Delta ANB\), có:

AC=AB(gt)

^ACB=^ABC(cmt)

MC=BN(cmt)

\(\Rightarrow\Delta\) AMC=\(\Delta\)ANB(c.g.c)

\(\Rightarrow\)AM=AN

Vậy AM=AN

Xin lỗi tạm thời máy mình hơi trục trặc, ngày mai mình giải tiếp nhé. Xin lỗi bạn!

Bình luận (0)
BT
19 tháng 2 2017 lúc 15:53

tam giác ABC cân có góc A=600\(\rightarrow\)tam giác ABC là tam giác đều

\(\rightarrow\)AB=BC

\(\rightarrow\)góc ABC= góc BAC=600

ta có góc ABM+góc ABC=1800(2 góc kề bù)

góc ABM+ 600 =1800

gócABM=1800-600

góc ABM=1200

ta có AB=BC mà BC=BM(gt)\(\rightarrow\)AB=BM\(\rightarrow\)tam giác ABH cân tại B

\(\rightarrow\)góc M=\(\frac{180^0-gócABM}{2}\)=\(\frac{180^0-120^0}{2}=\frac{60^0}{2}=30^{0^{ }}\)mà góc M= góc N (cmt)

\(\rightarrow\) góc N =300

xét tam giác AMN có góc MAN+góc M+góc N =1800(tổng 3 góc của \(\Delta\))

góc MAN+300+300=1800

góc MAN=1800-(300+300)

góc MAN=1800-600

góc MAN=1200

ta có góc M + góc HBM = 900(phụ nhau)

300+ góc HBM =900

góc HBM =900 - 300

góc HBM =600

mà góc HBM = góc CBO (đđ)

\(\rightarrow\) góc CBO = 600

\(\rightarrow\) tam giác OBC cân tại O có góc CBO =600\(\rightarrow\)tam giác OBC đều

Bình luận (0)
H24
1 tháng 2 2018 lúc 20:07

A B C M

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TX
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết