Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

VL

Cho đoạn văn sau:

“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu xuất xứ của tác phẩm.

Câu 2: Hãy tìm các điển tích điển cố và các từ Hán Việt có trong đoạn văn.

Câu 3: Đoạn văn là lời nói của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật ở đoạn này?

Câu 4: Tại sao tác giả lại sử dụng cụm từ "kẻ bạc mệnh" trong đoạn văn? Đoạn văn đã cho em hiểu điều gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền?

LH
10 tháng 4 2022 lúc 10:15

Tham khảo
Câu 1: Đoạn văn trích từ tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
Câu 2: Từ hán việt: bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, nhược, phỉ nhổ
Câu 3: - Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương

- Lời thoại này được nói trong hoàn cảnh khi Vũ Nương bị Trương Sinh nghi oan là phản bội chồng và để minh chứng cho tấm lòng son sắt thủy chung của mình, Vũ Nương đã ra bến sông Hoàng Hà và giãi bày tâm sự với trời đất.
- Lời than của nàng trước trời cao, sông thẳm là sự minh chứng cho tấm lòng trinh bạch, nàng muốn được thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như ghi nhận đức hạnh của nàng.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NC
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết