Tập làm văn lớp 7

NT

Cho doạn văn "Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm.... như thần như thánh"của văn bản Sống chết mặc bay

C1:Trình bày vài nét tiêu biểu và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

C2:Tìm và nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn trên.

C3:Viết một đoạn văn ngán từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận nội dung đoạn văn trên(trong đó có sử dụng phép liệt kê và câu đặc biệt)

LP
22 tháng 4 2017 lúc 13:30

Câu 1:

- Tác phẩm "Sống chết mặc bay" là một tác phẩm của nhà văn Phạm Huy Tốn. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Truyện lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XX khi một khúc đê bên sông Nhị Hà đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình thì tên quan phủ vẫn bỏ mặc người dân dưới cơn thịnh nộ của trời.
"Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, việc lấy nhan đề của tác phẩm đã thể hiện đúng với những gì mà nhân vật quan phủ trong tác phẩm đã thể hiện. "Sống chết mặc bay" quả thật là một nhan đề rất độc đáo.
Nhan đề Sống chết mặc bay đã có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Trong khi dân phu phải gánh chịu sự thịnh nộ của trời, vừa phải giữ đê để nó không vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống quanh. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ hắn nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. P
hạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.

Câu 2:

- Câu hỏi của Nguyễn Thị Hồng Anh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến ( Tớ đã làm ở đây rồi bạn nhé! )

Câu 3:

- Không hề khó bạn nhé!

Gợi ý:

+) Hoàn cảnh của người dân lúc ấy ra sao?

+) Em thấy thương cho những người đang đối diện với thiên tai?

+) Còn quan thì trong đình, họ là những con người thế nào? Nhất là tên quan?

Bình luận (2)
TP
22 tháng 4 2017 lúc 17:28

Câu 1:Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

Câu 2:Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.

Câu 3:

Phạm Duy Tốn là nhà văn có công đặt nền móng cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với tác phẩm "Sống chết mặc bay"-tác phẩm được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại.Trong văn bản, tác giả khắc họa một cách rõ nét về bộ máy quan lại thống trị thời xưa và đại diện là tên quan phụ mẫu.Quan phụ mẫu là quan cha mẹ của dân được triều đình cử về địa phương để châm lo đời sống cho dân chung vậy mà tên quan trong văn bản lại là một kẻ đam mê cờ bạc và vôtrachs nhiệm , vô lương tâm. Trong khi con dân đang vất vả chống trọi với cơn mưa dai dẳng , rả rích cùng với con đê có nguy cơ bị vỡ thì hắn lại ngồi ung dung chơi tổ toomtrong đình cao vững chãi \Rightarrowvô trách nhiệm. khi có người báo đê vỡ hắn còn gắt và đuổi đi, khong thèm quan tâm, vẫn tiếp tục chơi bài vô nhân đạo. va đỉnh điềm là đê vỡ nước ngập lênh láng .....còn quan thì sung sương tột độ vì vừa ù ván bài lớn vô nhân tính, lòng lang dạ thú. Thật phẫn nộ thay những người đan thấp cổ be họng khi phải chịu sự thống trị cua những tên quan như trong văn bản.hắn thật đáng lên án
Bình luận (2)
LP
22 tháng 4 2017 lúc 20:25

Câu 3:

Đoạn văn trên được trích từ văn bản " Sống chết mặc bay " _ Phạm Duy Tốn. Đoạn văn nói lên hình ảnh của những con người chân lấm tay bùn, một thân đối diện với thiên tai của thiên nhiên. Hoàn cảnh của người dân lúc ấy, người thì hoảng hốt, người thì ra sức lấp đê, người thì cố gắng không cho nước tràn vào,...Ai ai cũng ướt đầm người, hai chân hai tay ra sức chống chọi với thiên nhiên. Để rồi những con người tỏng đình ngồi than nhiên, mặc cho người dân thích làm gì thì làm chẳng lo đến tài sản của họ. Hoàn cảnh lúc ấy hực sự không biết phải diễn tả làm sao giưa giông bão của thiên nhiên, người dân từng người vào bẩm quan xin quan giúp đỡ nhưng quan lại thản nhiên quát lớn đuổi ra...Hình ảnh của người dân trong đoạn văn đã lay động tình cảm bao người đọc. Hình ảnh của một ông quan sung sướng không phải đụng tay chân khiến nhiều người phản ánh về lòng cảm thương giữa quan và người dân. Qua đó,mà ta thấy rõ được hình ảnh của người dân khi không được quan lớn giúp đỡ, đã không được hưởng gì lại còn mất hết tài sản. Họ là những người khổ cực, có số phận không may.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
CR
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết