Hình học lớp 7

LC

Cho ΔABC, vẽ điểm M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD.

a. Chứng minh: ΔABM = ΔDCM

b. Chứng minh: AB // DC

c. Kẻ BE ⊥ AM ( E ∈ AM) , CF ⊥ DM (F ∈ DM) . Chứng minh: M là trung điểm của EF.

leuleuyeuleuleu

NT
31 tháng 5 2017 lúc 10:43

A B C D M E F

Giải:

a, Xét \(\Delta ABM,\Delta DCM\) có:

AM = MD ( gt )

\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) ( đối đỉnh )

BM = MC ( gt )

\(\Rightarrow\Delta ABM=\Delta DCM\left(c-g-c\right)\left(đpcm\right)\)

b, Vì \(\Delta ABM=\Delta DCM\Rightarrow\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\) ( góc t/ứng )

\(\Rightarrow\)AB // CD ( đpcm )

c, Xét \(\Delta BEM,\Delta CFM\) có:

BM = CM ( gt )

\(\widehat{BEM}=\widehat{CFM}=90^o\)

\(\widehat{EMB}=\widehat{FMC}\) ( đối đỉnh )

\(\Rightarrow\Delta BEM=\Delta CFM\) ( c.huyền - g.nhọn )

\(\Rightarrow EM=FM\) ( cạnh t/ứng )

\(\Rightarrow M\) là trung điểm của EF ( đpcm )

Vậy...

Bình luận (0)
TH
31 tháng 5 2017 lúc 10:43

Ta có hình vẽ:

M A B C D E F

a/ Xét tam giác ABM và tam giác DCM có:

AM = MD (GT)

AMB = DMC (đđ)

BM = MC (M là trung điểm BC)

Vậy tam giác ABM = tam giác DCM

b/ Ta có: tam giác ABM = tam giác DCM (cmt ở câu a)

=> góc BAM = góc MDC (hai góc tương ứng)

Mà hai góc này đang ở vị trí so le trong

=> AB // DC (đpcm)

c/ Xét hai tam giác vuông BEM và CFM có:

BM = MC (M là trung điểm BC)

EMB = FMC (đđ)

Vậy tam giác BEM = tam giác CFM

=> ME = MF (1)

Ta có: góc EMB = góc FMC (đđ)

Mà góc EMB + góc EMC = 1800 (kề bù)

=> góc FMC + góc EMC = 1800

=> góc EMF = 1800

Vậy E;M;F thẳng hàng (2)

Từ (1) và (2) => M là trung điểm EF

Bình luận (1)
DH
31 tháng 5 2017 lúc 10:53

A B C E F D M

a, Xét tam giác ABM và tam giác DCM ta có:

AM=DM (gt); \(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) (đối đỉnh); BM=CM(gt)

Do đó tam giác ABM= tam giác DCM(c.g.c) (đpcm)

b, Do tam giác ABM= tam giác DCM(cm ở câu a)

nên \(\widehat{BAM}=\widehat{CDM}\) (cặp góc tương ứng)

=> AB//DC(do có 1 cặp góc bằng nhau ở vị trí so le trong)

c, Xét tam giác BEM vuông tại E và tam giác CFM vuông tại F ta có:

BM=CM(gt); \(\widehat{EMB}=\widehat{FMC}\) (đối đỉnh)

Do đó tam giác BEM=tam giác CFM(cạnh huyền góc nhọn)

=> EM=FM (cặp cạnh tương ứng) (1)

\(E\in AM;F\in MD\) (gt) và MD là tia đối của MA nên E;F;M thẳng hàng(2)

Từ (1) và (2) suy ra: M là trung điểm của EF (đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
BT
31 tháng 5 2017 lúc 11:36

A B C D E F

Xét \(\Delta ABM\)\(\Delta{DCM}\) có:
\(MB=MC\)(gt)

\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) (đối đỉnh)

\(MA=MD\) (gt)

\(\Rightarrow\)\(\Delta{ABM} = \Delta{DCM}\) (c.g.c)

b) Vì \(\Delta{ABM} = \Delta{DCM}\) (cm.a)

\(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\)

2 góc này nằm ở vị trí so le trong

\(\Rightarrow\) AB // DC

c) \(\Delta{BEM}\)\(\Delta{CFM}\) có:
\(\widehat{BEM}=\widehat{CFM}=90^0\)

\(MB=MC\)(gt)

\(\widehat{BME}=\widehat{CMF}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow\)\(\Delta{BEM} = \Delta{CFM}\) (ch-gn)

\(\Rightarrow EM=FM\)

hay M là trung điểm EF

Bình luận (0)
H24
31 tháng 5 2017 lúc 10:40

Câu hỏi của Trang Thiên - Toán lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
CL
31 tháng 5 2017 lúc 14:42

cậu ... rõ là có trl rồi tại sao còn đăng

(https://hoc24.vn/hoi-dap/question/151038.html)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết