Hình học lớp 7

NH

Cho Δ ABC có AB=AC. Gọi M là trung điểm của BC.

a. Chứng minh: ΔABM = ΔACM

b. Chứng minh: Góc B = Góc C, AM vuông góc BC

c. Gọi E,F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Trên tia đối của tia FE, lấy K sao cho EF=FK. Chứng minh: CK= AB/2

d. Chứng minh : EK // BC

TH
11 tháng 12 2016 lúc 12:41

Ta có hình vẽ:

A B C M E F K

 

a/ Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

AB = AC (GT)

AM: cạnh chung

BM = MC (GT)

=> tam giác ABM = tam giác ACM (c.c.c)

b/ Ta có: tam giác ABM = tam giác ACM (câu a)

=> \(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\)(2 góc tương ứng)

Ta có: tam giác ABM = tam giác ACM (câu a)

=> \(\widehat{AMB}\)=\(\widehat{AMC}\)(2 góc tương ứng)

\(\widehat{AMB}\)+\(\widehat{AMC}\)=1800

=> \(\widehat{AMB}\)=\(\widehat{AMC}\)=900

=> AM \(\perp\)BC (đpcm)

c/ Xét tam giác AEF và tam giác CKF có:

AF = FC (GT)

\(\widehat{AFC}\)=\(\widehat{CFK}\)(đối đỉnh)

EF = FK (GT)

=> tam giác AEF = tam giác CKF (c.g.c)

=> CK = AE (2 cạnh tương ứng)

Ta có: \(\begin{cases}AE=EB=\frac{1}{2}AB\\AE=CK\end{cases}\)\(\Rightarrow CK=\frac{1}{2}AB\)hay AB/2 theo đề bài

d/ Ta có: tam giác AEF = tam giác CKF (đã chứng minh trên)

=> \(\widehat{EAF}\)=\(\widehat{FCK}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc hay đang ở vị trí so le trong

nên AE // CK hay EB // CK (vì A,E,B thẳng hàng)

Ta có: EB // CK => \(\widehat{BEC}\)=\(\widehat{ECK}\) (so le trong) (1)

-Ta có: BE = CK = AE (2)

-Ta có: EC: cạnh chung (3)

Từ (1),(2),(3) => tam giác BEC = tam giác ECK

=> \(\widehat{KEC}\)=\(\widehat{ECB}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc này đang ở vị trí so le trong nên

=> EK // BC (đpcm)

Bình luận (3)
g
12 tháng 12 2016 lúc 21:31

a) Xet tam giac ABM va tam giac ACM ,co:

AB=AC(gt)

BM=MC(do M la td cua BC)

AM la canh chung

=> tam giac ABM=tam giac ACM ( c_c_c)

b) tuong tu phan a

.......

=> goc B = goc A( 2 goc tuong ung)

 

 

Bình luận (1)
NH
13 tháng 12 2016 lúc 21:51

a) Chứng minh tam giác ABM = tam giác ACM?

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

- AM là cạnh chung

- AB = AC (gt)

- BM = MC ( M là trung điểm của BC)

=> Tam giác ABM = tam giác ACM (c.c.c)

b) Chứng minh: góc B = góc C?

Xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

Góc B = góc C ( tam giác ABM = tam giác ACM)

=> Góc B = góc C ( hai góc tương ứng)

Chứng minh: AM vuông góc với BC?

Xét tam gác ABC cân tại A ( góc B = góc C)

Có: M là trung điểm của BC (gt)

=> AM là đường trung tuyến

=> AM là đường cao

=> AM vuông góc với BC

c) Chứng minh: CK = AB/2?

Xét tam giác AEF và tam giác FKC có:

- Góc AFE = góc KFC ( đối đỉnh)

- AF = FC (gt)

- EF = FK (gt)

=> Tam giác AFE = tam giác FKC ( c.g.c)

=> AE = KC

Mà E là trung điểm của AB (gt)

=> AE =1/2 AB

=>KC=1/2 AB

d) Chứng minh: EK//BC?

Xét tam giác ABC cân tại A (cmt)

Có: E là trung điểm cùa AB (gt)

=> AE=1/2 AB

Lại có: F là trung tuyến AC (gt)

=> AF = AC

Mà AB = AC (gt)

=> AE = AF

Xét tam giác AEF cân tại A (cmt)

Có: góc AEF = (180 độ -góc EAF)/2 (1)

Xét tam giác ABC cân tại A (cmt)

Có: Góc ABC = (180 độ - góc ABC )/2 (2)

Từ (1) và (2)

=> Góc AEF = góc ABC ( đồng vị)

=>EF//BC

Mà F thuộc EK

=>EK//BC.

 

Bình luận (0)
ML
19 tháng 12 2016 lúc 20:47
xét tam giác ABM và tam giác ACM có: AB=AC(giả thiết) AM chung BM=CM(do M là trung điểm BC) suy ra tam giác ABM=tam giác ACM
Bình luận (0)
ML
19 tháng 12 2016 lúc 20:51

2.Có AB=AC nên tam giác ABC cân nên góc B=góc C

có hai tam giác bằng nhau cm trên nên góc AMB=AMC

Mà hai góc có tổng bằng 180 độ nên am vuông góc với bc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
ES
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TX
Xem chi tiết