Chương II : Tam giác

PT

Cho ΔABC có AB = AC = 5cm, BC = 6cm.Kẻ AH ⊥ BC ( H ∈ BC )

a. ΔAHB = ΔAHC

b. tính AH

c. Phân giác của ∠B cắt AC tại M, ∠C cắt AB tại N. Hai phân giác cắt nhau tại K. C/m ΔKMN cân tại K

d A, K, H thẳng hàng

NV
11 tháng 3 2018 lúc 20:40

A B C H M N K

a) Xét \(\Delta AHB,\Delta AHC\) có :

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\left(=90^o\right)\)

AB = AC (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACH}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

=> \(\Delta AHB=\Delta AHC\) (cạnh huyền - góc nhọn)

b) Ta có : \(BH=CH=\dfrac{1}{2}BC=\dfrac{1}{2}.6=3\left(cm\right)\)

Xét \(\Delta ABH\perp H\) có :

\(AH^2=AB^2-BH^2\) (Định lí PYTAGO)

=> \(AH^2=5^2-3^2=16\)

=> \(AH=\sqrt{16}=4\left(cm\right)\)

Vậy AH = 4cm

c) Ta có : \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

Lại có : \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ABM}=\widehat{MBC}\left(\text{BM là tia phân giác của góc B}\right)\\\widehat{ACN}=\widehat{NCB}\left(\text{CN là tia phân giác của góc C}\right)\end{matrix}\right.\)

Suy ra : \(\widehat{ABM}=\widehat{MBC}=\widehat{ACN}=\widehat{NCB}\left(=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\right)\)

Xét \(\Delta NBC,\Delta MCB\) có:

\(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(BC:Chung\)

\(\widehat{NCB}=\widehat{MBC}\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta NBC=\Delta MCB\left(g.c.g\right)\)

=> BN = CM (2 cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta NKB,\Delta MKC\) có :

\(\widehat{NKB}=\widehat{MKC}\) (đối đỉnh)

\(BN=MC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{NBK}=\widehat{MCK}\) (cmt)

=> \(\Delta NKB=\Delta MKC\left(g.c.g\right)\)

=> \(BK=CK\) (2 cạnh tương ứng)

=> \(\Delta KMN\) cân tại K.

d) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\left(\text{tam giác ABC cân tại A}\right)\\BM=CN\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)

Lại có : \(\left\{{}\begin{matrix}AB=AN+BN\\AC=AM+CM\end{matrix}\right.\)

Suy ra : \(AB-BM=AC-CM\)

\(\Leftrightarrow AN=AM\)

Xét \(\Delta ANK,\Delta AMK\) có :

\(AN=AM\left(cmt\right)\)

\(NK=MK\) (\(\Delta NKB=\Delta MKC\))

\(AK:Chung\)

=> \(\Delta ANK=\Delta AMK\left(c.c.c\right)\)

=> \(\widehat{NAK}=\widehat{MAK}\) (2 góc tương ứng)

=> AK là tia phân giác của \(\widehat{A}\) (1)

Xét \(\Delta KBH,\Delta KCH\) có :

\(BK=CK\) (\(\Delta NKB=\Delta MKC\))

KH : Chung

BH = CH (\(\Delta AHB=\Delta AHC\))

=> \(\Delta KBH=\Delta KCH\left(c.c.c\right)\)

=> \(\widehat{BKH}=\widehat{CKH}\) (2 góc tương ứng)

=> KH là tia phân giác của \(\widehat{K}\) (2)

Từ (1) và (2) => \(AK\equiv KH=\left\{K\right\}\)

=> A, K , H thẳng hàng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết