Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Violympic toán 7

NH

Cho ΔABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AB , lấy điểm E trên cạnh AE sao cho AD = AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD

a) Chứng minh BE = CD

b) Chứng minh ΔKBD = ΔKCE

c) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh 3 điểm A,K,M thẳng hàng

H24
29 tháng 2 2020 lúc 21:41

a) △ABC cân tại A \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\\\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\end{matrix}\right.\)

Xét △ABE và △ACD có:

\(AB=AC\\ \widehat{A}:\text{ góc chung}\\ AE=AD\)

\(\Rightarrow\text{△ABE = △ACD (c.g.c)}\)

\(\Rightarrow BE=CD\left(\text{2 cạnh tương ứng}\right)\)

b) \(\text{△ABE = △ACD (c.g.c)}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\\\widehat{AEB}=\widehat{ADC}\end{matrix}\right.\)(2 góc tương ứng)

\(\widehat{AEB}+\widehat{BEC}=180^o\\ \widehat{ADC}+\widehat{CDB}=180^o\)(2 góc kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{BEC}=\widehat{CDB}\)

Có AD = AE

Mà AB = AC

\(\Rightarrow BD=CE\)

Xét △KBD và △KCE có:

\(\widehat{KBD}=\widehat{KCE}\\ BD=CE\\ \widehat{KDB}=\widehat{KEC}\)

\(\Rightarrow\text{△KBD = △KCE (g.c.g)}\)

c) \(\text{△KBD = △KCE (g.c.g)}\)

\(\Rightarrow KB=KC\) (2 cạnh tương ứng)

Xét △AKB và △AKC có:

\(AB=AC\\ KB=KC\\ AK:\text{cạnh chung}\)

\(\Rightarrow\text{△AKB = △AKC (c.c.c)}\)

\(\Rightarrow\widehat{KAB}=\widehat{KAC}\) (2 góc tương ứng)

Mà AK nằm giữa AB và AC

\(\Rightarrow\) AK là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (1)

Xét △AMB và △AMC có:

\(AB=AC\\ MB=MC\\ AM:\text{cạnh chung}\)

\(\Rightarrow\text{△AMB = △AMC (c.c.c)}\)

\(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MAC}\) (2 góc tương ứng)

Mà AM nằm giữa AB và AC

\(\Rightarrow\) AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) (2)

(1) (2) \(\Rightarrow\) A;K;M thẳng hàng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
29 tháng 2 2020 lúc 21:53

a) Xét ΔABE và ΔACD có

AE=AD(gt)

\(\widehat{A}\) chung

AB=AC(ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔABE=ΔACD(c-g-c)

⇒BE=CD(hai cạnh tương ứng)

b)Ta có: ΔABE=ΔACD(cmt)

\(\widehat{ABE}=\widehat{ACD}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{DBK}=\widehat{ECK}\)

Ta có: AD+DB=AB(do A,D,B thẳng hàng)

AE+EC=AC(do A,E,C thẳng hàng)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và AD=AE(gt)

nên BD=EC

Xét ΔDKB có

\(\widehat{D_1}+\widehat{K_1}+\widehat{B_1}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)(1)

Xét ΔKEC có

\(\widehat{E_1}+\widehat{K_2}+\widehat{C_1}=180^0\)(định lí tổng ba góc trong một tam giác)(2)

Ta có: \(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\)(cmt)(3)

\(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}\)(hai góc đối đỉnh)(4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra \(\widehat{D_1}=\widehat{E_1}\)

Xét ΔKBD và ΔKEC có

\(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\)(cmt)

BD=EC(cmt)

\(\widehat{D_1}=\widehat{E_1}\)(cmt)

Do đó: ΔKBD=ΔKEC(g-c-g)

c) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

⇒A nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(5)

Ta có: KB=KC(ΔKBD=ΔKCE)

⇒K nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(6)

Ta có: MB=MC(M là trung điểm của BC)

⇒M nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(7)

Từ (5), (6) và (7) suy ra A,K,M thẳng hàng(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết