a)-Nghĩa của câu:"Ăn vóc học hay"là:Ăn uống đầy đủ thì mới có sức khỏe,vóc dáng thì mới học được những điều hay,trí tuệ.
-nghĩa của câu:"Học một biết mười" là chỉ học một điều thôi mà biết suy nghĩ rộng ra nhiều điều khác
b)-Câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"khuyên chúng ta phải ăn uống, chú tâm đến sức khỏe thì mới học tập thật tốt.
-Câu thành ngữ" Học một biết mười "khuyên chúng ta chỉ học một ít những kiến thức cơ bản thôi nhưng phải biết liên kết để làm những bài mở rộng,nâng cao tương tự.
Giúp mình nha ! Anh nhanh mình tích
a+b)
* Ăn vóc học hay:
Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng rõ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay theo nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc - từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn: vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu... Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khoẻ mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ "sự cao lớn chắc chắn", vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khoẻ, học hành giỏi giang.
Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khoẻ mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
* Học một biết mười:
Học một biết một đã là quý lắm rồi! Hãy học một biết lấy một cái đã. Biết cái gì chắc cái đó, biết thật cơ bản và sâu sắc.
Cái lối “biết mười” của chúng ta xưa nay chẳng qua chỉ là hiểu biết vặt vãnh, vụn vặt, chắp vá. Cứ tung hô cái lối “học một biết mười”, vô hình chung, chỉ đẻ ra đủ thứ láu cá, mẹo mực trong học tập, tạo ra thói chủ quan, hiếu thắng, ảo tưởng trong học sinh, thậm chí còn khuyến khích việc học thêm không cần thiết. Khuyên ta chỉ học một chút những kiến thức cơ bản nhưng cũng phải tự tìm tòi, nâng cao thêm kiến thức.