Bài 1. Thế giới động vật đa dạng, phong phú

SS

Cho biết tình hình nước ta cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19

Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể của thú

Biện pháp đấu tranh sinh học

Cấu tạo ngoài của thằn lằn thick nghi vs đời sống hoàn toàn ở cạn

đặc điểm chung của lớp chim

vai trò của thú

bộ gắm nhấm, bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ

Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

TT
6 tháng 5 2018 lúc 20:57

biện pháp đấu tranh sinh học:

Bình luận (0)
TT
6 tháng 5 2018 lúc 20:59

Đặc điểm ngoài của thằn lằn thik nghi vs đời sống hoàn toàn ở cạn là:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc : Ngăn chặn sự thoát hơi nước của cơ thể

- Có cổ dài : Phát huy vai trò các giác quan trên đầu

- Mắt có mi cử động, có nước mắt : Bảo vệ mắt, màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu : Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

- Thân dài, đuôi rất dài : Động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có năm ngón có vuốt : Tham gia sự di chuyển trên cạn

Bình luận (0)
TT
6 tháng 5 2018 lúc 21:17

Đặc điểm chung của lp chim:mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Bình luận (0)
TT
6 tháng 5 2018 lúc 21:17

Vai trò của lớp thú là:

Thú có giá trị kinh tế rất quan trong nên => thú đã bị săn bắt và buôn bán làm cho số lượng thú trong tự nhiên đang bị giảm sút rất nghiêm trọng.

+ Cần phải có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ các dộng vật hoang dã.

+ Tổ chức chăn nuôi các loài dộng vật có giá trị kinh tế cao.

+ Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay

Bình luận (0)
TT
6 tháng 5 2018 lúc 21:21

*Ưu điểm: Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.

*Hạn chế:

- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.

- Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng

- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:

Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại?

Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:

+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chíở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.

+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích. Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NG
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết