Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vâ't vả, căng thẳng của người dân được thể hiện: - Trời mưa mỗi lúc một tăng -> mức nước sông mỗi lúc một cao -> âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ -> sức người mỗi lúc một đuối -> nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.
Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:
- Quan phụ mầu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước sông đế cứu đê.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”.
- Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vần thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!”
- Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ.
Như vậy, có thể nói, phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đên đỉnh điếm, nhân dân lầm than đau khố đến cực độ. Qua đó nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiêm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.
Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những truyện ngắn hay của nền văn học Việt Nam những năm đầu tiên thế kỷ thì có thể nói truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là một sự vận dụng sáng tạo và sắc sảo thủ pháp nghệ thuật nêu trên.
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.
Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.
Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.
Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.
Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.
Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những truyện ngắn hay của nền văn học Việt Nam những năm đầu tiên thế kỷ thì có thể nói truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là một sự vận dụng sáng tạo và sắc sảo thủ pháp nghệ thuật nêu trên.
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.
Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.
Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.
Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.
Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.
Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vâ't vả, căng thẳng của người dân được thể hiện: - Trời mưa mỗi lúc một tăng -> mức nước sông mỗi lúc một cao -> âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ -> sức người mỗi lúc một đuối -> nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.
Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:
- Quan phụ mầu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước sông đế cứu đê.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”.
- Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vần thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!”
- Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ.
Như vậy, có thể nói, phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đên đỉnh điếm, nhân dân lầm than đau khố đến cực độ. Qua đó nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiêm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.