Văn bản ngữ văn 9

H24

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

(Huy cận- Đoàn thuyền đánh cá)

DB
20 tháng 12 2018 lúc 21:19

*Mình chỉ đánh cái dàn ý ra thôi, chứ diễn đạt ra thì dông dài lắm*

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả (thân thế và sự nghiệp)

- Giới thiệu tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính)

- Giới thiệu đoạn trích (là khổ 1 của bài thơ)

II. Thân bài:

- Câu 1:

+ Phân tích từ "xuống": Thay vì sử dụng những từ như "lặn" hay "khuất", tác giả sử dụng từ "xuống" để diễn tả hình ảnh mặt trời đang "xuống" một cách êm đềm, từ đó cho người đọc cảm nhận về một buổi hoàng hôn êm đềm, nhẹ nhàng.

+ Phân tích lối so sánh "như hòn lửa": Gợi tả hình ảnh mặt trời lúc cuối ngày to, tròn và đỏ rực.

=> Bình nâng cao: Hình ảnh biển đêm ấm áp trong thơ Huy Cận đã xua đi cái lạnh ngàn đời của biển đêm trong thơ trung đại.

(Liên hệ mở rộng với bài thơ "Qua đèo Ngang" hoặc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích")

- Câu 2: Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: Đêm như cánh cửa còn sóng như then cài. Biển đêm vốn rộng lớn bao la nhưng trong thơ Huy Cận lại gần gũi, thân thương như một ngôi nhà lớn.

- Câu 3:

+ Phân tích từ "Đoàn": Ra khơi không chỉ có 1 con thuyền mà cả 1 "đoàn thuyền" => Cho thấy không khí lao động hăng say, tấp nập => Thể hiện sự đoàn kết trong cách lao động của những người dân miền Bắc sau năm 54.

+ Phân tích từ "lại" (3 lớp nghĩa):

Nhấn mạnh sự đối lập giữa con người với thiên nhiên (Thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu chu trình hoạt động mới)

Diễn tả sự lặp đi lặp lại (Cho thấy công việc của những người ngư dân đã đi vào nề nếp)

Nhấn mạnh tính đặc trưng của nghề đánh cá xa bờ (Họ lao động chủ yếu vào ban đêm)

- Câu 4: Phân tích từ "Câu hát": Đó là hành trang đặc biệt của những người ngư dân. Nghề đánh cá xa bờ vốn nguy hiểm nhưng họ vẫn cất cao tiếng hát => Cho thấy sự lạc quan và yêu đời

Bình luận (0)
MN
20 tháng 12 2018 lúc 21:24

Bạn tham khảo:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

Bình luận (0)
TS
20 tháng 12 2018 lúc 21:12

_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.

Bình luận (0)
DT
20 tháng 12 2018 lúc 22:40

Bài này khá hay, bạn tham khảo nhé!

- Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
+ Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.

_ Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long- ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa– đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. -> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
_ Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân. Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.
+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

_ Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.
_ Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
_ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…

Bình luận (0)
NO
18 tháng 2 2020 lúc 20:11

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi.

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm một bức tranh – một bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế ta thấy câu thơ có vẻ vô lý bởi trên vịnh Hạ Long - ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi, giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Ánh sáng được soi rọi bởi hình ảnh Mặt Trời đang lặn xuống biển như quả cầu lửa vĩ đại. Nó như một hòn lửa khổng lồ vĩ đại chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn, mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông, màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình : Ra khơi đánh cá! Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng, tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
PP
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết